Cơ chế hình thành bể Phú Khánh

Về cơ chế hình thành bể Phú Khánh còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Bài báo đã tập trung phân tích cơ sở địa tầng và hình thái bể ở thời kỳ khởi đầu và phân tích bối cảnh địa động lực tác động đến sự hình thành bể. Quá trình hình thành bể và phát triển bể ở thời kỳ khởi đầu chịu tác động của bối cảnh địa động lực căng khu vực, hoạt động tách giãn Biển Đông và hoạt động của đứt gãy sườn dốc Đông Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 59-68 Cơ chế hình thành bể Phú Khánh Trần Thị Dung*, Chu Văn Ngợi Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 22 tháng 9 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tóm tắt: Về cơ chế hình thành bể Phú Khánh còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Bài báo đã tập trung phân tích cơ sở địa tầng và hình thái bể ở thời kỳ khởi đầu và phân tích bối cảnh địa động lực tác động đến sự hình thành bể. Quá trình hình thành bể và phát triển bể ở thời kỳ khởi đầu chịu tác động của bối cảnh địa động lực căng khu vực, hoạt động tách giãn Biển Đông và hoạt động của đứt gãy sườn dốc Đông Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu bể Phú Khánh ở thời kỳ khởi đầu được đối sánh với mô hình chuẩn hình thành bể cho thấy bể Phú Khánh được hình thành theo cơ chế rift thụ động. Từ khóa: Hình thái dạng tuyến, vòm manti, rift thụ động, địa động lực, bể Phú Khánh. 1. Một số quan điểm về cơ chế hình thành bể * Phú Khánh sụt lún đơn điệu, không có các khối nâng hoặc các khối nâng nhiệt. Đây là công trình nghiên cứu khá đồng bộ về bể Phú Khánh. Tuy nhiên, cơ chế hình thành bể được nhắc đến nhưng thiếu luận giải. Năm 2001 nhóm các tác giả Xuelin Qiu và nnk [3] và Yan Pin và nnk [4] đã công bố kết quả nghiên cứu về các mặt cắt cấu trúc sâu của rìa lục địa Bắc Biển Đông, mặt cắt cắt qua bể Hoàng Sa (máng Hoàng Sa) và các mặt cắt cấu trúc sâu cắt qua vỏ lục địa và vỏ đại dương của trung tâm Biển Đông. Tất cả các mặt cắt này đều thể hiện một quy luật là những nơi vỏ lục địa trước Kainozoi càng mỏng, bể trầm tích Kainozoi càng sụt lún sâu và trầm tích Kainozoi càng dày thì bề mặt Moho càng nổi cao. Vỏ lục địa trước Kainozoi có dạng thắt cổ chày đối xứng. Diện mạo hình học của mặt cắt cấu trúc sâu của bể Hoàng Sa đã gợi mở cho chúng tôi liên hệ đối sánh với cấu trúc sâu tương tự đối với các bể vùng nước

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
23    79    1    06-05-2024
34    415    5    06-05-2024
18    163    1    06-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.