Giá trị của các địa nhiệt kế thạch anh, địa nhiệt kế Na/K/Ca và địa nhiệt kế Na/K cho biết nhiệt độ thành tạo của nguồn biến đổi từ 159-258o C. Kết quả xác định nhiệt độ nguồn và nguồn gốc thành tạo của dung dịch địa nhiệt khu vực Mỹ Lâm cho thấy nguồn địa nhiệt nơi đây liên quan tới hoạt động magma thành phần mafic trong khu vực, làm nóng nguồn nước khí tượng từ bề mặt thấm xuống và dung dịch địa nhiệt được đưa lên bề mặt do kênh dẫn dọc theo đứt gẫy hoạt động theo mô hình tương tác trao đổi nhiệt tầng sâu. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 81-94 Đặc điểm địa hóa và nguồn gốc dung dịch địa nhiệt Mỹ Lâm, Tuyên Quang Hoàng Văn Hiệp1,*, Trần Trọng Thắng2, Đặng Mai1, Vũ Văn Tích1, Nguyễn Đình Nguyên1, Phạm Xuân Ánh3, Nguyễn Thị Oanh1, Vũ Việt Đức1 1 Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 2 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường 3 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Nhận ngày 01 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 9 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tóm tắt: Trên cơ sở các dữ liệu thành phần hóa học được phân tích bằng phương pháp AAS và ICP-OES, các mẫu lấy từ giếng khoan (LK13) khai thác nước khoáng nóng tại nguồn địa nhiệt Mỹ Lâm đã được nghiên cứu nhằm luận giải nguồn gốc và nhiệt độ thành tạo của điểm xuất lộ địa nhiệt nơi đây. Hệ địa hóa tương quan ba hợp phần Cl--SO42--HCO3- và Na-K-Mg1/2 ở trạng thái cân bằng nhiệt động học đã được sử dụng để xác định nguồn gốc. Các mô hình địa hóa này và tỷ lệ đồng vị bền cho thấy dung dịch nước khoáng nóng có nguồn gốc nước khí tượng được nung nóng nhờ nguồn địa nhiệt sâu liên quan đến manti và hoạt động kiến tạo hiện đại tầng sâu. Địa nhiệt kế các ion hoà tan và SiO2 được sử dụng để ước tính nhiệt độ bồn địa nhiệt Mỹ Lâm. Giá trị của các địa nhiệt kế thạch anh, địa nhiệt kế Na/K/Ca và địa nhiệt kế Na/K cho biết nhiệt độ thành tạo của nguồn biến đổi từ 159-258oC. Kết quả xác định nhiệt độ nguồn và nguồn gốc thành tạo của dung dịch địa nhiệt khu vực Mỹ Lâm cho thấy nguồn địa nhiệt nơi đây liên quan tới hoạt động magma thành phần mafic trong khu vực, làm nóng nguồn nước khí tượng từ bề mặt thấm xuống và dung dịch địa nhiệt được đưa lên bề mặt do kênh dẫn dọc theo đứt gẫy hoạt động theo mô hình tương tác trao đổi nhiệt tầng sâu. Từ khoá: Nguồn địa nhiệt, địa nhiệt kế, nước khoáng nóng, đồng vị bền, nguồn địa nhiệt Mỹ Lâm. các đá có nguồn gốc trầm tích .