Bài báo giới thiệu các bước xác định các tiêu chí và thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thương cho các lưu vực sông Bến Hải – Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị. Từ việc phân tích các bản đồ thành phần như độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu các tác giả đã xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông Bến Hải – Thạch Hãn. Dựa vào các bản đồ thành phần và bản đồ tổng hợp các tác giả đề xuất các giải pháp giảm nhẹ rủi ro do thiên tai lũ lụt gây ra, các đề xuất này sẽ giúp các nhà quy hoạch phòng lũ tham vấn khi quyết định phương án hành động. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 175-183 Xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương và các giải pháp hạn chế tổn thương do lũ trên lưu vực sông Bến Hải – Thạch Hãn Nguyễn Thanh Sơn*, Ngô Chí Tuấn, Nguyễn Quang Hưng, Phan Ngọc Thắng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Bài báo giới thiệu các bước xác định các tiêu chí và thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thương cho các lưu vực sông Bến Hải – Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị. Từ việc phân tích các bản đồ thành phần như độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu các tác giả đã xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông Bến Hải – Thạch Hãn. Dựa vào các bản đồ thành phần và bản đồ tổng hợp các tác giả đề xuất các giải pháp giảm nhẹ rủi ro do thiên tai lũ lụt gây ra, các đề xuất này sẽ giúp các nhà quy hoạch phòng lũ tham vấn khi quyết định phương án hành động Từ khóa: Lũ lụt, tính dễ bị tổn thương, lưu vực sông Bến Hải – Thạch Hãn. 1. Giới thiệu vùng nghiên cứu* nơi theo dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng, đồi thấp ven biển. Địa chất, thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất. Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân vị thuộc Mêsozoi và Kainozoi. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày, trong vùng có rất nhiều quặng nhưng phân bố rất phân tán, không thành khu tập điểm chính của đất Quảng Trị đa dạng và phong phú về chủng loại: đất đỏ bazan, đất phù sa bồi, đất đỏ vàng, đất thịt, đất phèn mặn, đất xói mòn trơ sỏi đá . Thảm thực vật. Tính đến thời điểm hiện tại, thảm thực vật Quảng Trị đa dạng và phong phú với 657 loài, thuộc 169 họ. Riêng thực vật bậc cao thì toàn tỉnh có 7 ngành với nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Rừng Quảng Trị chủ yếu là rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt