Bài báo đề cập đến đặc điểm địa tầng phân tập của bể Nam Côn Sơn trên quan điểm phân tích các tổ hợp cộng sinh tướng trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển và chuyển động kiến tạo. Theo cách tiếp cận đó, trầm tích Miocen bể Nam Côn sơn có thể chia ra 3 phức tập: S3, S4, và S5, tương ứng với 3 giai đoạn Miocen sớm (N1 1 ), Miocen giữa (N1 2 ) và Miocen muộn (N1 3 ). | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1 (2016) 36-44 Đặc điểm địa tầng phân tập trầm tích Miocen bể Nam Côn Sơn Phạm Bảo Ngọc1,*, Trần Nghi2 1 2 Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, 762 Cách Mạng Tháng Tám, Bà Rịa, Việt Nam Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 18 tháng 12 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 12 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 01 năm 2016 Tóm tắt: Bể Nam Côn Sơn (NCS) là một trong những bể trầm tích Cenozoi ở Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển khá phức tạp, đã trải qua 3 giai đoạn hoạt động kiến tạo chính, gồm: giai đoạn trước sụt lún nhiệt (Paleocen - Eocen), giai đoạn sụt lún có chu kì (Oligocen – Miocen muộn), giai đoạn sụt lún phân dị tạo thềm hiện đại (Pliocen – Đệ Tứ) . Chính các hoạt động kiến tạo này cùng với sự thay đổi mực nước biển là nguyên nhân hình thành các bể thứ cấp tương ứng với các phức tập (sequence) của bể. Bài báo đề cập đến đặc điểm địa tầng phân tập của bể Nam Côn Sơn trên quan điểm phân tích các tổ hợp cộng sinh tướng trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển và chuyển động kiến tạo. Theo cách tiếp cận đó, trầm tích Miocen bể Nam Côn sơn có thể chia ra 3 phức tập: S3, S4, và S5, tương ứng với 3 giai đoạn Miocen sớm (N11), Miocen giữa (N12) và Miocen muộn (N13). Từ khóa: Địa tầng phân tập, tổ hợp cộng sinh tướng, miền hệ thống trầm tích, trầm tích Miocen, bể Nam Côn Sơn. 1. Giới thiệu∗ Bể Nam Côn Sơn (NCS) nằm ở phía Đông Nam bể Cửu Long, được ngăn cách bởi khối nâng Côn Sơn và phần nổi cao nhất là đảo Côn Sơn (hình 1). Bể kéo dài và trải rộng từ độ sâu 50m nước ở phía Tây cho đến trên m nước ở phía Đông, trùng với phần kéo dài của trục tách giãn đáy Biển Đông. Bể nằm trên vỏ lục địa có thành phần và tuổi khác nhau được hình thành trong Paleozoi và Mesozoi và có diện tích khá rộng, khoảng , lớn hơn nhiều so với một số bể khác trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam [1]. _ ∗ Tác giả liên hệ. .