Sự biến đổi của ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây nguyên và khả năng dự báo

Bằng phương pháp phân tích thành phần chính đối với các trường SST, gió vĩ hướng trên mực 850hPa và khí áp mực biển trung bình trên một số vùng được lựa chọn để xác định các nhân tố dự báo; phương trình dự báo ngày bắt đầu mùa mưa trên Tây Nguyên cũng đã được xây dựng bằng phương pháp hồi qui từng bước. Kết quả chỉ ra rằng, sai số trung bình dự báo của phương pháp là 0,2 ngày và sai số tuyệt đối là 6 ngày. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 184-194 Sự biến đổi của ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây nguyên và khả năng dự báo Phan Văn Tân1,*, Phạm Thanh Hà1, Nguyễn Đăng Quang2, Nguyễn Văn Hiệp3, Ngô Đức Thành4 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi. Hà Nội, Việt Nam 2 Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia 3 Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, sử dụng số liệu quan trắc lượng mưa ngày trên các trạm khí tượng khu vực Tây Nguyên giai đoạn 1981-2010, một vài đặc điểm chế độ mưa bao gồm ngày bắt đầu mùa mưa và sự biến đổi cũng như khả năng dự báo ngày bắt đầu mùa mưa đã được khảo sát. Kết quả nhận được cho thấy: 1) Ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên biến thiên mạnh qua các năm. Mùa mưa bắt đầu sớm hơn ở phía nam Tây Nguyên sau đó là phía bắc và muộn nhất ở miền trung. Nhìn chung, mùa mưa ở Tây Nguyên bắt đầu vào khoảng giữa tháng 4 đến giữa tháng 5, trung bình vào khoảng 30 tháng 4 hàng năm; 2) Mùa mưa ở Tây Nguyên có xu thế đến sớm hơn 5-7 ngày/thập kỷ; 3) Ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên có tương quan dương cao với nhiệt độ bề mặt biển (SST) ở khu vực trung tâm Thái Bình dương xích đạo và nam Ấn Độ dương xích đạo, gió vĩ hướng mực 850hPa khu vực tây bắc và trung tâm Thái Bình dương xích đạo và với khí áp mực biển trung bình trên các khu vực tây Thái Bình dương và Ấn Độ dương, có tương quan âm với SST trên khu vực tây Thái Bình dương xích đạo, gió vĩ hướng mực 850hPa trên vùng biển Ấn Độ dương xích đạo. Ngoài ra, bằng phương pháp phân tích thành phần chính đối với các trường SST, gió vĩ hướng trên mực 850hPa và khí áp mực biển trung bình trên một số vùng được lựa chọn để xác định các nhân tố dự báo; phương trình dự báo ngày bắt đầu mùa mưa trên Tây .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.