Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đánh giá khả năng dự báo mưa do bão bằng mô hình RAMS với thời hạn 3 ngày cho khu vực Việt Nam có sử dụng hai sơ đồ đối lưu Kuo và Kainfritsch. Nhóm nghiên cứu tiến hành các phương án thử nghiệm bằng phương pháp lưới lồng và thay đổi luân phiên hai sơ đồ đối lưu này làm lưới 1 và lưới 2. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 195-201 Đánh giá khả năng dự báo mưa do bão bằng mô hình RAMS Công Thanh1,*, Trần Tiến Đạt2, Vũ Thanh Hằng1 1 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Trung tâm ứng dụng công nghệ và bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV&MT, TTKTTVQG Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đánh giá khả năng dự báo mưa do bão bằng mô hình RAMS với thời hạn 3 ngày cho khu vực Việt Nam có sử dụng hai sơ đồ đối lưu Kuo và Kainfritsch. Nhóm nghiên cứu tiến hành các phương án thử nghiệm bằng phương pháp lưới lồng và thay đổi luân phiên hai sơ đồ đối lưu này làm lưới 1 và lưới 2, từ đó đưa đến kết quả: Với hạn dự báo 24h nên sử dụng phương án K-K để dự báo ngưỡng mưa vừa (16-50mm) và mưa to (50100mm); Hạn dự báo 48h nên sử dụng phương án K-KF để dự báo mưa do bão cho ngưỡng mưa vừa và phương án K-K để dự báo cho ngưỡng mưa to; Hạn dự báo 72h nên sử dụng phương án KKF để dự báo ngưỡng mưa vừa và mưa to. Ngưỡng mưa trên 100 mm, các hạn dự báo cho kết quả dự báo kém, hầu như không dự báo được. Từ những kết quả trong nghiên cứu này có thể giúp dự báo viên có thêm thông tin phục vụ cho việc dự báo mưa do bão trên khu vực Việt Nam. Từ khóa: Nghiên cứu và dự báo mưa, bão. 1. Mở đầu* mưa khoảng 11% lượng mưa hằng năm của khu vực (chỉ đứng sau đông Phi 12%). Với ảnh hưởng lớn như vậy nên những nghiên cứu về mưa trong bão ở khu vực này và đặc biệt là ở Việt Nam là một vấn đề rất cấp thiết. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu dự báo mưa do ảnh hưởng của bão trên thế giới như công trình của Chen L. và ccs (2010) [2] đã tiến hành mô tả vùng mưa có liên quan đến bão đổ bộ và những hệ thống thời tiết tương ứng, đồng thời tác giả cũng chỉ ra những cơ chế vật lý quan trọng ảnh hưởng tới lượng mưa và phân bố mưa do bão đổ bộ. Nhóm nghiên cứu đưa ra các cơ chế ảnh hưởng đến lượng .