Báo cáo này trình bày kết quả đánh giá đặc điểm ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam dựa trên tập số liệu quan trắc bão thời kỳ 1961-2014, bao gồm những cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã đổ bộ vào đất liền, những cơn tan ở vùng khơi ven bờ hoặc đi gần biên giới Việt Nam với khoảng cách khoảng 100km. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 210-216 Ảnh hưởng của bão ở Việt Nam thời kỳ 1961-2014 Nguyễn Văn Thắng1,*, Mai Văn Khiêm1, Nguyễn Trọng Hiệu2 Vũ Văn Thăng1, Nguyễn Đăng Mậu1, Lã Thị Tuyết1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Số 23/62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội 2 Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường 1 Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Báo cáo này trình bày kết quả đánh giá đặc điểm ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam dựa trên tập số liệu quan trắc bão thời kỳ 1961-2014, bao gồm những cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã đổ bộ vào đất liền, những cơn tan ở vùng khơi ven bờ hoặc đi gần biên giới Việt Nam với khoảng cách khoảng 100km. Những đặc điểm được đánh giá bao gồm đặc điểm về thời gian ảnh hưởng, đặc điểm về tần số ảnh hưởng, đặc điểm về tốc độ gió lớn nhất trong bão, đặc điểm vể mưa bão và xu thế bão. Kết quả cho thấy, khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có thời gian bão ảnh hưởng sớm nhất và có tần số bão ảnh hưởng lớn nhất trong cả nước. Gió bão mạnh nhất quan trắc được đạt cấp 15-16 ở các khu vực từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế. Lượng mưa quan trắc trung bình một đợt bão cao nhất ở khu vực Nghệ An đến Thừa Thiên Huế. Giữa các vùng khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam có những sự khác nhau khá rõ về cường độ mưa lớn và gió mạnh trong bão khi bão đổ bộ và ảnh hưởng. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để phân vùng ảnh hưởng của bão phục vụ xây dựng, chuẩn bị các phương án ứng phó ở các địa phương. Từ khóa: Xoáy thuận nhiệt đới, ảnh hưởng của xoáy thuận nhiệt đới, Việt Nam. 1. Mở đầu * rộng trên một hay nhiều khu vực thuộc lãnh thổ nước ta. Như vậy, những cơn bão hoặc đổ bộ hoặc tan ven bờ biển Việt Nam nhưng gây gió mạnh trên cấp 6 hoặc không đổ bộ vào Việt Nam mà đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Tây hoặc phía đông tỉnh Quảng Đông Trung Quốc sau đó di chuyển