Trong nghiên cứu này, sự dịch chuyển lên phía bắc của dao động nội mùa và cơ chế dao động nội mùa của trường mưa quan trắc tại Bắc Bộ và Nam Bộ được tính toán dựa trên số liệu tái phân tích của ECMWF và số liệu mưa quan trắc ngày trong giai đoạn 1981 đến 2009. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 243-249 Sự dịch chuyển lên phía bắc của dao động nội mùa và cơ chế dao động nội mùa của lượng mưa tại Bắc Bộ và Nam Bộ Bùi Minh Tuân*, Nguyễn Minh Trường, Vũ Thanh Hằng, Công Thanh Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, sự dịch chuyển lên phía bắc của dao động nội mùa và cơ chế dao động nội mùa của trường mưa quan trắc tại Bắc Bộ và Nam Bộ được tính toán dựa trên số liệu tái phân tích của ECMWF và số liệu mưa quan trắc ngày trong giai đoạn 1981 đến 2009. Kết quả cho thấy Việt Nam chịu tác động rõ ràng của sự dịch chuyển lên phía bắc của dao động nội mùa trong mùa hè. Sự dịch chuyển này là thành phần chính nắm giữ thông tin quan trọng nhất của dao động nội mùa của trường gió vĩ hướng ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Dao động này là nguyên nhân gây ra các giai đoạn khô và ẩm ướt luân phiên tại Bắc Bộ và Nam Bộ với chu kì từ 30 đến 40 ngày. Tuy nhiên có sự khác nhau rất lớn trong đặc trưng hoàn lưu quy mô lớn gây ra mưa tại hai khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ. Cụ thể, ẩm từ khu vực nhiệt đới Tây Thái Bình Dương và vịnh Bengal là nguồn cung cấp chính cho dao động nội mùa của đối lưu ở Bắc Bộ, ngược lại, đối lưu tại Nam Bộ chỉ được cung cấp bởi ẩm được đưa tới từ khu vực nhiệt đới Ấn Độ Dương. Từ khóa: Dao động nội mùa, lọc Lanczos, lượng mưa. 1. Mở đầu * động này có quy mô toàn cầu và về cơ bản chúng dịch chuyển sang phía đông với số sóng vĩ hướng -1. Trong khi sự dịch chuyển sang phía đông của ISO chủ yếu được quan trắc thấy trong mùa đông bắc bán cầu thì trong mùa hè bác bán cầu, hướng dịch chuyển chủ đạo của ISO là từ xích đạo đi lên phía bắc tại khu vực Ấn Độ và từ xích đạo lên phía tây bắc tại Tây Thái Bình Dương. Trong những nghiên cứu đầu tiên về ISO của .