Xung quanh việc đặt vấn đề “văn bản nhật dụng” và phần tri thức đọc - hiểu văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 12

“Văn bản nhật dụng” [Practical Texts] là một vấn đề mới trong Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Bài viết này tập trung trao đổi với các tác giả sách giáo khoa về cách đặt vấn đề “văn bản nhật dụng” và cách diễn giải của nhà làm sách về vấn đề gọi là “văn bản nhật dụng”. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 1 (2016) 34-40 Xung quanh việc đặt vấn đề “văn bản nhật dụng” và phần tri thức đọc - hiểu văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 12 Lê Thời Tân, Nguyễn Đức Can* Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt “Văn bản nhật dụng” [Practical Texts] là một vấn đề mới trong Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Bài viết này tập trung trao đổi với các tác giả sách giáo khoa về cách đặt vấn đề “văn bản nhật dụng” và cách diễn giải của nhà làm sách về vấn đề gọi là “văn bản nhật dụng”. Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 07 tháng 11 năm 2015, Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2016 Từ khóa: Văn bản nhật dụng, chương trình trung học, sách giáo khoa. đang chuẩn bị một giới thuyết về đặc trưng của loại văn bản gọi là “văn bản nhật dụng”. Thế nhưng, khác hẳn với lệ thường cung cấp tri thức đọc hiểu (văn nghị luận - tuyên ngôn, thơ lục bát, thơ tự do, tùy bút) trước đó, TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng trình bày một diễn giải gây khó khăn cho nhận thức của người dạy - người học chả kém gì sự diễn giải trong bài TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG của Ngữ văn 9. Nguyên do chủ yếu bắt nguồn từ chính bản thân cách đặt vấn đề “văn bản nhật dụng” của nhà biên soạn (NBS). Bài viết này tập trung trao đổi với NBS xoay quanh bản thân cách nêu và thuyết minh vấn đề “văn bản nhật dụng”. 1. Dẫn nhập * “Văn bản nhật dụng” (VBND) là một vấn đề mới trong Chương trình Ngữ văn THCS và THPT. Việc đưa vào Chương trình loại VBND cũng là nhằm cải tiến chất lượng giảng dạy bộ môn này. Ngữ văn 12 nâng cao (tập một) soạn phần TRI THỨC ĐỌC - HIỂU Văn bản nhật dụng với dụng ý khái quát hóa lí thuyết về “văn bản nhật dụng”. Như ta thấy, TRI THỨC ĐỌC - HIỂU là phần đặt kèm sau một bài đọc-hiểu văn bản nhất định nào đó. Nội dung của phần này thường tập trung vào việc giới thuyết đặc trưng “thể loại” cụ thể của văn bản được dẫn vào làm bài học của sách .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.