Trong bài viết này, các tác giả sẽ trình bày kinh nghiệm về chính sách bảo trợ xã hội đối với gia đình và trẻ tự kỉ ở Trung Quốc, Hoa Kì và một số nước trên thế giới. Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề từ tự kỉ. Để giải quyết các vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo các chính sách dựa trên các nguyên lí nền tảng của các nước tiên tiến và điều chỉnh phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 2 (2016) 59-67 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách bảo trợ xã hội đối với trẻ tự kỉ và gia đình ở một số nước trên thế giới Đào Thị Bích Thủy* Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Tự kỉ được mô tả lần đầu vào năm 1943 bởi Leo Kanner, đến nay tự kỉ đã trở thành một khái niệm được biết đến rộng rãi trong xã hội. Mặc dù, nhiều nước chưa có số liệu chính xác về mức độ phổ biến của tự kỉ, song hầu hết các ý kiến đều đồng tình rằng tự kỉ ngày càng được phát hiện nhiều ở trẻ em. Chính vì mức độ phổ biến của tự kỉ và mức chi phí cao đối với các gia đình có trẻ tự kỉ, trong nhiều thập kỉ qua, các quốc gia trên thế giới đã chú trọng xây dựng và phát triển các bộ luật, chính sách, chương trình, hội đoàn hỗ trợ cho các gia đình và trẻ tự kỉ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày kinh nghiệm về chính sách bảo trợ xã hội đối với gia đình và trẻ tự kỉ ở Trung Quốc, Hoa Kì và một số nước trên thế giới. Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề từ tự kỉ. Để giải quyết các vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo các chính sách dựa trên các nguyên lí nền tảng của các nước tiên tiến và điều chỉnh phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam. Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 07 tháng 11 năm 2015, Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 6 năm 2016 Từ khóa: Tự kỉ; chính sách bảo trợ xã hội, gia đình. 1. Mở đầu * nước Nhật, Trung Quốc và Việt Nam về nhu cầu của gia đình trẻ tự kỉ cũng cho thấy rằng gánh nặng chi phí trong chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ đối với gia đình trẻ, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung Quốc [4]. Chính vì mức độ phổ biến của tự kỉ và chi phí cao cho các gia đình có trẻ tự kỉ, trong nhiều thập kỉ qua, các quốc gia trên thế giới đã chú trọng xây dựng và phát triển các bộ luật, chính sách, chương trình, và hội đoàn hỗ trợ cho các gia đình và trẻ tự kỉ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày kinh nghiệm về chính .