Đảm bảo thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

Sau khi làm rõ cơ sở lí luận về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học trong kinh tế thị trường; phân biệt rõ sự khác nhau giữa quản lí tự chủ và quản lí không tự chủ dưới góc độ đặc điểm và nguyên tắc quản lí, vận hành quản lí và quản lí tự chủ đa cấp độ; phân tích quyền tự do học thuật và tự chủ đại học,. nội dung bài báo. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 3 (2016) 74-85 Đảm bảo thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam Lê Đức Ngọc1,*, Phạm Hương Thảo2 1 Công ty Đo lường và Đánh giá Chất lượng Giáo dục (CAMEEQ) 2 Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội Nhận ngày 08 tháng 3 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Sau khi làm rõ cơ sở lí luận về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học trong kinh tế thị trường; phân biệt rõ sự khác nhau giữa quản lí tự chủ và quản lí không tự chủ dưới góc độ đặc điểm và nguyên tắc quản lí, vận hành quản lí và quản lí tự chủ đa cấp độ; phân tích quyền tự do học thuật và tự chủ đại học, giới thiệu 5 chỉ báo đánh giá mức độ đảm bảo quyền tự chủ-tự do học thuật của 23 nước Châu Âu, tác giả đề xuất 5 định hướng cần triển khai để thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nhằm thực hiện đầy đủ Luật giáo dục đại học và nghị quyết 29 đã đề ra. Từ khóa: Quyền tự chủ, Tự do học thuật, Trách nhiệm xã hội, Quản lí tự chủ, Chỉ báo đảm bảo quyền tự chủ. Trong nền kinh tế thị trường mọi thứ đều là hàng hoá kể cả nhân lực và tri thức - thể hiện qua thị trường lao động và tri thức, chịu tác động theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. 1. Quyền tự chủ và Trách nhiệm xã hội của giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường * Nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung dẫn tới quan liêu bao cấp và do đó chất lượng, hiệu quả và hiệu suất thấp. Nhưng được cái entropi xã hội không tăng, hệ thống phát triển tốt do con người điều tiết, tất nhiên đó là điều trái với quy luật tự nhiên của nhiệt động học. Nếu điều tiết không tốt sẽ dẫn đến tan vỡ hệ thống. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường dẫn tới cạnh tranh và do đó chất lượng, hiệu quả và hiệu suất tăng. Entropi xã hội tăng, nhiều khi trở nên rối loạn, nhưng hợp quy luật tự nhiên của nhiệt động học và nếu được .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.