Từ sự phân tích những thành quả đạt được của giáo dục đại học ở các quốc gia phát triển, bài báo này gợi ý bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển giáo dục đại học của Việt Nam về một số vấn đề. nội dung chi tiết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 81-90 Chính sách phát triển giáo dục đại học: Những thành công ở các nước phát triển và gợi ý bài học cho Việt Nam Trịnh Ngọc Thạch* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 03 năm 2017 Tóm tắt: Ở các quốc gia phát triển, giáo dục nói chung và giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng luôn được coi là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy trải qua hàng trăm năm phát triển, GDĐH ở các quốc gia này đã tạo nên ngững thành quả rất ấn tượng. Những tư tưởng cải cách trong chính sách GDĐH của các quốc gia đó đã để lại những bài học quý báu cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Từ sự phân tích những thành quả đạt được của GDĐH ở các quốc gia phát triển, bài báo này gợi ý bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển GDĐH của Việt Nam về một số vấn đề như: 1) Đề cao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH;2) Chính sách đầu tư tài chính cho GDĐH theo mô hình “chia sẻ chi phí”; 3) Tăng cường liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp để tạo cơ chế gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với sản xuất và dịch vụ trong các trường đại học; 4) Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên để đáp ứng yêu cầu của các chương trình đào tạo chất lượng cao, tạo bước đột phá về chất lượng GDĐH; 5) Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định chất lượng GDĐH độc lập. Từ khóa: Giáo dục đại học; chính sách phát triển GDĐH; tự chủ đại học. với hơn 10 triệu sinh viên. Tỉ lệ người trong độ 1 tuổi học đại học, cao đẳng được đi học , tăng khá nhanh: từ 56% năm 1970 đến 76% đầu thập kỉ 1990 và khoảng 85% như hiện nay (Canada là 90%, các nước OECD đều trên 50%, Trung Quốc khoảng 25%, trong khi Việt Nam đặt mục tiêu 400 SV/một vạn dân vào năm 2020, nay đã điều chỉnh còn 300 SV/một vạn dân, với hơn 400 trường đại .