Trên cơ sở lí luận của việc tiếp cận tri thức khoa học liên ngành Văn-Sử, bài viết tìm cách nhận thức và mô tả lại tương quan nội bộ giữa các “phân môn” của Văn khoa với các phân ngành trong khoa học lịch sử nhằm góp phần vào việc xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra có tích hợp các nội dung tri thức liên môn và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên PTTH. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 58-64 Xung quanh việc tích hợp Văn-Sử trong chương trình dạy học phổ thông hiện nay Nguyễn Đức Can*, Lê Thời Tân Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 16 tháng 02 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 03 năm 2017 Tóm tắt: Trên cơ sở lí luận của việc tiếp cận tri thức khoa học liên ngành Văn-Sử, bài viết tìm cách nhận thức và mô tả lại tương quan nội bộ giữa các “phân môn” của Văn khoa với các phân ngành trong khoa học lịch sử nhằm góp phần vào việc xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra có tích hợp các nội dung tri thức liên môn và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên PTTH. Từ khóa: Tích hợp Văn-Sử; Khoa học liên ngành; Trung học phổ thông; Tri thức liên môn. 1. Câu chuyện tích hợp trong giáo dục nói chung* những lĩnh vực tri thức “tách rời” là không phù hợp với thực tiễn khoa học ngày nay. Do vậy, ngày nay tích hợp đã trở thành một trong những xu thế dạy học hiện đại thu hút sự quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. 1. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều Hội nghị trên thế giới quan tâm đến lí thuyết về tích hợp như: Tháng 9 năm 1968, Dưới sự bảo trợ của UNESCO, Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, đã tổ chức tại thành phố Varna (Bungari) “Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học”. Hội nghị này đặt ra hai vấn đề: “Vì sao phải dạy học tích hợp các khoa học?” và “Dạy học tích hợp các khoa học là gì?”. Đến Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO tại Paris 1972 đã đưa ra định nghĩa dạy học tích hợp các khoa học. Tiếp sau đó, UNESCO lại tổ chức Hội nghị đào tạo giáo viên để bàn về dạy học tích hợp các khoa học vào tháng 4 năm 1973 tại Đại học tổng hợp Maryland. Đến lúc này khái niệm dạy học tích hợp các khoa học còn bao gồm cả dạy học tích hợp các khoa học với công nghệ học [1]. Giáo dục hiện đại đang hướng đến cái cốt lõi trong đổi mới phương pháp dạy học là dạy học