Khảo sát mối quan tâm, nhận thức, hiểu biết của cha mẹ bệnh nhi về đau và các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

Bài báo khảo sát mối quan tâm, nhận thức, hiểu biết của cha mẹ bệnh nhi về đau và các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng điều trị đau sau phẫu thuật ở bệnh viện Nhi Trung ương. nội dung chi tiết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 1 (2016) 47-53 Khảo sát mối quan tâm, nhận thức, hiểu biết của cha mẹ bệnh nhi về đau và các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Dương Thị Ly Hương1,*, Vũ Tư Thương2, Nguyễn Thị Thu Hà3 1 Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Đại học Dược Hà Nội, 15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam 3 Bệnh viện Nhi Trung Ương, 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Đau được xem là một trong năm dấu hiệu sống (Vital Sign) quan trọng cần được theo dõi và điều trị. Phẫu thuật là một trong những nguyên nhân quan trọng gây đau ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thay đổi hành vicủa trẻ trong một thời gian dài. Trẻ sẽ có nguy cơ hình thành “bộ nhớ đau” và đau mạn tính, dẫn đếncác ảnh hưởng xấu tới thể chất và tâm lý cho tới khi lớn. Mục tiêu của đề tài: khảo sát mối quan tâm, nhận thức, hiểu biết của cha mẹ bệnh nhi về đau và các biện pháp giảm đau sau phẫu thuậtđể có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng điều trị đau sau phẫu thuật ở bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu, tiến hành phỏng vấn 100 cha mẹ bệnh nhi có con chuẩn bị phẫu thuật tại các khoa phẫu thuật bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: 99% cha mẹ bệnh nhi nhận thức được lợi ích của việc giảm đau sau phẫu thuật. Cha mẹ tham gia vào việc quản lý đau của con em mình bằng cách thường xuyên thông báo với nhân viên y tế về cơn đau. 100% người nhà bệnh nhân cho biết sẽ không nói quá lên hoặc giảm đi về cơn đau của trẻ. Các biện pháp giảm đau không dùng thuốc như bế dong, an ủi (dỗ, nịnh, ru), kể chuyện, làm xao nhãng (dùng hình ảnh, xem hoạt hình, nghe nhạc, chơi đùa) kết hợp massage thường xuyên được các bà mẹ quan tâm và ứng dụng. Tuy nhiên, không cha mẹ nào được biết hoặc nghe nói đến thang đánh giá đau để đánh giá mức độ đau cho con em mình. Có 19% trẻ không được người nhà cho dùng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
120    83    4    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.