Đề tài được lựa chọn nghiên cứu nhằm mục đích cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng; qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay. . | TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng Tác giả luận văn: Nguyễn Thu Ngân - Khoá: 2010 Người hướng dẫn: . Nghiêm Sĩ Thương Nội dung tóm tắt: 1. Lý do lựa chọn đề tài: Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho cả nền kinh tế Việt Nam. Để phát huy cơ hội, hạn chế thách thức mà WTO mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những bước tiến mới, có tầm nhìn hơn. Một trong những vấn đề có liên quan chặt chẽ tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập là hoạt động, chi tiêu có kế hoạch. Trong điều kiện hiện nay, đa phần các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm nhiều đến công tác kế toán tài chính chứ chưa quan tâm đến việc phân tích tình hình tài chính. Trong khi đó kết quả của việc phân tích tài chính sẽ là cơ sở vững chắc cho việc ra quyết định kinh doanh của các nhà quản trị. Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng”. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu: Dựa vào kết quả phân tích, đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng. - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tài chính tại Công ty Cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng qua hai năm 2010 - 2011. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn công tác tài chính trong Công ty Cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng và chủ yếu tập trung xem xét, phân tích đánh giá các chỉ tiêu của hoạt động tài chính doanh nghiệp thông qua các số liệu, tài liệu báo cáo tài chính của Công ty. 3. Tóm tắt cô đọng nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương được sắp xếp có quan hệ mật thiết với nhau đi từ cơ sở lý luận đến cơ sở thực tiễn và giải pháp. 1 Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích .