Theo bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam, do Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê nước Cộng hòa XHCN Việt Nam công bố ngày 02 tháng 03 năm 1979, người Mã Liềng là một nhóm tộc người cùng với các nhóm Sách, Rục, Mày, A Rem hợp thành dân tộc Chứt, xếp thứ 44 trong tổng số 54 các dân tộc ở Việt Nam về dân số, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường, ngữ hệ Nam Á, địa bàn cư trú tại tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình. | 4. Đối với văn hóa chuẩn mực xã hội, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, theo chúng tôi cần phải giải quyết tốt việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, cần chú ý đến đặc điểm văn hóa, tâm lý tộc người và nhất là nguyện vọng của đồng bào. Thiếu sự tôn trọng đối với truyền thống văn hóa tộc người thì luật hôn nhân và gia đình cũng như những chính sách này khó đi vào cuộc sống và do đó sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. Trong hôn nhân vai trò của tình yêu và lòng chung thủy là những đức tính tốt đẹp cần được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi. Cần phải hạn chế và ngăn chặn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống làm thoái hóa giống nòi. Gia đình của người Mã Liềng là gia đình nhỏ phụ quyền, mọi thành viên đều có quyền lợi và nghĩa vụ theo đúng khả năng và năng lực của mình. Tuy là gia đình phụ quyền nhưng vai trò của người phụ nữ luôn được đề cao. Thường xuyên tuyên truyền động viên giáo dục nếp sống mới cho đồng bào, kịp thời phát hiện những hiện tượng tiêu cực, lạc hậu, thiếu lành mạnh, đồng thời phải chú trọng xây dựng các tổ chức chính quyền đoàn thể quần chúng như phụ nữ, đoàn thanh niên, đề cao vai trò của Trưởng bản và các già làng để họ tự quản lý, điều hành các công việc của bản làng.