Nghiên cứu này xây dựng mô hình ra quyết định tích hợp mới để lựa chọn và phân nhóm nhà cung cấp xanh. Mô hình đề xuất kết hợp phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định trọng số và phương pháp điểm lý tưởng (TOPSIS) để xếp hạng và phân nhóm các nhà cung cấp xanh tiềm năng. Mô hình đề xuất cho phép giá trị tỷ lệ của các lựa chọn và trọng số của các tiêu chuẩn đánh giá được biểu diễn dưới dạng các biến ngôn ngữ. Cuối cùng, mô hình đề xuất được ứng dụng trong trường hợp thực tế để làm rõ quy trình tính toán của mô hình. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 43-54 Xây dựng mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp để lựa chọn và phân nhóm nhà cung cấp xanh Lưu Quốc Đạt*, Bùi Hồng Phượng, Nguyễn Thị Phan Thu, Trần Thị Lan Anh Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 13 tháng 2 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 3 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2017 Tóm tắt: Cùng với sự gia tăng nhận thức của cộng đồng về vấn đề môi trường và các quy định của chính phủ, lựa chọn và phân nhóm nhà cung cấp xanh đã trở thành vấn đề chiến lược giúp doanh nghiệp giành và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Nghiên cứu này xây dựng mô hình ra quyết định tích hợp mới để lựa chọn và phân nhóm nhà cung cấp xanh. Mô hình đề xuất kết hợp phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định trọng số và phương pháp điểm lý tưởng (TOPSIS) để xếp hạng và phân nhóm các nhà cung cấp xanh tiềm năng. Mô hình đề xuất cho phép giá trị tỷ lệ của các lựa chọn và trọng số của các tiêu chuẩn đánh giá được biểu diễn dưới dạng các biến ngôn ngữ. Cuối cùng, mô hình đề xuất được ứng dụng trong trường hợp thực tế để làm rõ quy trình tính toán của mô hình. Từ khóa: Lựa chọn và phân nhóm nhà cung cấp xanh, phương pháp phân tích thứ bậc, phương pháp điểm lý tưởng. 1. Giới thiệu * được đánh giá bởi những người ra quyết định, và các đánh giá này thường mang tính chủ quan dưới dạng biến ngôn ngữ. Để giải quyết vấn đề này, lý thuyết tập mờ của Zadeh (1965) là một công cụ hiệu quả để lượng hóa các thông tin mang tính mơ hồ và không đầy đủ [1]. Đã có nhiều nghiên cứu trình bày các mô hình MCDM sử dụng lý thuyết tập mờ để đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp. Tuy nhiên, tổng quan tài liệu cho thấy hầu hết các nghiên cứu này chỉ sử dụng các tiêu chuẩn về kinh tế hoặc môi trường để đánh giá nhà cung cấp. Có một số ít các nghiên cứu sử dụng đồng thời các tiêu chuẩn về kinh tế và môi trường trong quá trình lựa chọn nhà cung .