Bài viết lược sử các nghiên cứu gần đây trong chuyên ngành quản trị doanh nghiệp để làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa các cấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp. Trên cơ sở đúc kết các kết quả nghiên cứu trước đây, bài viết chỉ ra những câu hỏi nghiên cứu quan trọng mà cho đến nay các phân tích thực nghiệm trong chuyên ngành vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 (2017) 83-91 Mối quan hệ giữa các cấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp: Các hướng nghiên cứu tiềm năng Nguyễn Văn Tuấn* Trường Đại học Đà Lạt, Số 1, Phù Đổng Thiên Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam Nhận ngày 28 tháng 12 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 14 tháng 3 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết lược sử các nghiên cứu gần đây trong chuyên ngành quản trị doanh nghiệp để làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa các cấu trúc quản trị và hiệu quả doanh nghiệp. Trên cơ sở đúc kết các kết quả nghiên cứu trước đây, bài viết chỉ ra những câu hỏi nghiên cứu quan trọng mà cho đến nay các phân tích thực nghiệm trong chuyên ngành vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Một là, có hay không mối quan hệ nhân quả giữa các biến cấu trúc quản trị (đặc biệt là biến đa dạng giới và biến cấu trúc sở hữu), chất lượng quản trị và hiệu quả doanh nghiệp, một khi bản chất nội sinh động của các mối quan hệ này được tính đến? Hai là, liệu các mối quan hệ nhân quả đó (nếu có) có bị điều hòa bởi chất lượng quản trị quốc gia hay không? Đây có thể là những hướng nghiên cứu tiềm năng trong chuyên ngành quản trị doanh nghiệp hiện nay. Từ khóa: Cấu trúc quản trị doanh nghiệp, quản trị quốc gia, hiệu quả doanh nghiệp, tính nội sinh động, Việt Nam. đó, đã được ủng hộ và triển khai tại nhiều quốc gia châu Âu như Phần Lan (2005), Tây Ban Nha (2007) và Bỉ (2011). Ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Australia (2009), Hồng Kông (2012), Malaysia (2011), New Zealand (2012) và một số quốc gia khác đã chỉnh sửa bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp theo hướng yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo các mục tiêu có thể đo lường được về đa dạng giới trong HĐQT và những tiến bộ trong việc thực hiện các mục tiêu đó. Dưới góc độ tài chính doanh nghiệp, điều này làm nảy sinh một câu hỏi nghiên cứu quan trọng, đó là liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả tiềm năng giữa sự hiện diện của nữ giới trong HĐQT và hiệu quả (tài chính) doanh nghiệp hay không.