Giải bài Cách tính thời gian trong Lịch sử SGK Lịch sử 6

Tài liệu giải bài tập 1,2 trang 7 SGK sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức của bài học Cách tính thời gian trong Lịch sử. Đồng thời, với các định hướng gợi ý giải bài tập đi kèm sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. | A. Tóm tắt lý thuyết Cách tính thời gian trong Lịch sử SGK Lịch sử 6 1. Tại sao phải xác định thời gian? – Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian. Như vậy việc xác định thời gian là rất cần thiết. – Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử. 2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào? – Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch. Ví dụ: Những ngày lịch sử và kỉ niệm (Theo thứ tự ngày- tháng – năm âm lịch) – Ngày 2-1 Mậu Tuất (7-2-1418): Khởi nghĩa Lam Sơn. – Ngày 5-1 Kỉ Dậu (30-1-1789): Chiến thắng Đống Đa, Quang Trung đại phá quân Thanh. -Ngày 8-3 Mậu Tý (9-4-1288): Chiến thắng Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên. – Ngày 20-9 Đinh Mùi (10-10-1427): Chiến thắng Chi Lăng, Lê Lợi đại phá quân Minh. Hãy xem trên bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào? Trả lời: Có những đơn vị thời gian là ngày, tháng, năm và có âm lịch và dương lịch. Âm lịch được tính như thế nào? + Âm lịch được tính theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Dương lịch được tính như thế nào? + Dương lịch được tính theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt trời. 3. Thế giới cần có một thứ lịch chung hay không? Vì sao phải có một thứ lịch chung? Đó là lịch gì? – Dựa vào thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. – Công lịch lấy năm tương truyền chúa Giê-xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN). – Theo Công lịch: + 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày (năm nhuận có 366 ngày). + 100 năm là thế kỉ. + 1000 năm là thiên niên kỉ. SƠ ĐỒ CÁCH TÍNH THỜI GIAN Trước công nguyên: - Năm 179 TCN cách năm 40: 179 + 40 = 219 năm Sau công nguyên: - Năm 542 cách năm 40: 542 – 40 = 502 năm B. Bài tập SGK về Cách tính thời gian

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.