Tài liệu sẽ giúp các em học sinh định hướng và gợi ý cách giải các bài tập 1,2,3 trang 38 nhằm giúp các em ôn tập và nắm vững hơn nội dung chính của bài học. Mời các em cùng tham khảo! | A. Tóm tắt lý thuyết Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước SGK Lịch sử 7 1. Sự thành lập nhà Lý - Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên làm vua,nhà Lý thành lập-Lý Thái Tổ. - Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên , dời đô từ Hoa Lư ra Đại La rồi đổi tên là Thăng Long (rồng bay). - Thăng Long có vị trí thuận lợi cho việc dời đô . Thăng Long là đô thị phồn vinh gồm hòang cung và phố chợ . - Năm 1054 nhà Lý đổi tên là Đại Việt. - Đứng đầu nhà nước là vua , vua nắm mọi quyền hành. – Giúp vua có các đại thần, bên dưới là các quan văn võ, đây là chính quyền quân chủ Cử con cháu công thần giữ chức vụ quan trọng. - Hai bên thềm cung điện vua Lý treo chuông lớn, cho phép dân có gì oan ức thì đánh chuông xin vua xét xử. - Hòang tử được nối ngôi, vua cho ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sống cả nhân dân . - Cả nưóc chia thành 24 lộ phủ , có chức tri phủ , tri châu . Dưới lộ phủ có huyện và hương (Đinh-Tiền Lê là 10 lộ). Công việc ở lộ phủ giao cho cho các con cháu nhà vua hay các đại thần cai quản. Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Lý Chiếu dời đô 2. Luật pháp và quân đội * Luật pháp: - Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình Thư là bộ luật đầu tiên, nhằm bảo vệ vua , cung điện ,bảo vệ của công , tài sản của nhân dân, nghiêm cấm mổ trộm trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, người phạm tội xử phạt rất nghiêm khắc * Quân đội gồm: - Cấm quân bảo vệ nhà vua và kinh thành. - Quân địa phương canh phòng ở các lộ phủ và tham gia những cuộc chiến trang giữ nước , thay phiên nhau luyện tập gọi là “ngụ binh ư nông “ - Quân đội có quân bộ, quân thủy, kị binh, tượng binh, vũ khí thô sơ gồm giáo mác, dao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá. - Giảng Võ ở Thăng Long là nơi luyện võ nghệ của binh sĩ . 3. Đoàn kết các dân tộc trong nước, quan hệ hòa hiếu với nước ngoài - Để củng cố khối đoàn kết các dân tộc , nhà Lý gả .