Tham khảo tài liệu giải bài tập 1,2 sẽ giúp các em nhanh chóng nắm được kiến thức của bài học, cũng như biết cách vận dụng để giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa. . | A. Tóm tắt lý thuyết Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần SGK Lịch sử 7 I. Sự phát triển kinh tế 1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh: *Nông nghiệp: - Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích nên nông nghiệp được phục hồi và phát triển . - Ruộng khai hoang mở rộng gồm ruộng công và ruộng tư,điền trang , thái ấp của quý tộc ,vương hầu , ruộng của địa chủ ngày càng nhiều. - Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế về diện tích, chia cho nông dân cày cấy và nộp thuế , là nguồn thu nhập chính của nhà nước. - Cho đắp đê quai vạc từ đầu nguồn tới bờ biển. Cảnh đắp đê dưới thời Trần * Thủ công nghiệp phát triển : - Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kỹ thuật được nâng cao, như dệt tơ lụa ,đóng được thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng. - Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm , rèn sắt , đúc đồng , làm giấy . - Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề ở nông thôn như làng gốm -Bát Tràng ,tại Thăng Long thành phường nghề .Trình độ kỹ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao về chất lượng. *Buôn bán tấp nập, các chợ ra đời , buôn hàng chuyến bằng thuyền . - Trung tâm buôn bán là Thăng Long. Nam Xang - Vân Đồn là nơi buôn bán với thương nhân nước ngoài. * Nhận xét: kinh tế phát triển và phục hồi . Thạp gốm hoa nâu lớn trang trí văn hoa sen, thời Trần, cao 65cm 2. Tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh - Xã hội ngày càng phân hoá: * Tầng lớp thống trị:Vua , vương hầu , quý tộc giữ chức vụ chủ chốt .Quan lại, địa chủ có nhiều ruộng tư ngày càng phát triển. * Tầng lớp bị trị: - Nông dân cày ruộng công, đông đảo nhất, mất mùa bán ruộng trở thành tá điền. - Thợ thủ công, thương nhân ngày càng đông . - Thấp nhất là nô tì và nông nước không ngăn cấm việc mua bán nô tì. *So sánh các tầng lớp xã hội dưới thời Trần có gì khác so với thời .