Tài liệu sẽ giúp các em học sinh định hướng và gợi ý cách giải các bài tập 1,2,3,4,5,6 trang 104 nhằm giúp các em ôn tập và nắm vững hơn nội dung chính của bài học. Mời các em cùng tham khảo! | Bài tập 1 trang 104 SGK Lịch sử 7 Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lí - Trần. Hướng dẫn giải bài 1 trang 104 SGK Lịch sử 7 Để nắm được sự khác nhau đó, cần vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền các cấp thời Lý - Trần và thời Lê Thánh Tông. Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ. Các chức quan cao cấp nhất như tể tướng, tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan trung gian bị bãi bỏ. Ở cấp hành chính trung gian lớn nhất là 5 đạo được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Các cơ quan quản lí cấp này không tập trung quyền hành vào một người như thời Lý - Trần. Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại: Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục (các trường học, các đối tượng được đi học.). Đưa chế độ thi cử vào nề nếp và có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại (thi Hương ờ các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô), nhiều kì thi hơn, số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên nhiều hơn. Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị. Bài tập 2 trang 104 SGK Lịch sử 7 Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần? Hướng dẫn giải bài 2 trang 104 SGK Lịch sử 7 Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần: Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần. Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lê Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế. Bài tập 3 trang 104 SGK Lịch sử