Tiếp nối phần 1, nội dung phần 2 cuốn sách "văn hóa $ con người" gồm: Cấu trúc của chính trị, cơ chế quản lý của chính trị, nguyên tắc lãnh đạo, toàn câu hóa, văn hóa chính trị và dân chủ. | PHẦN B. VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ I. Chính trị và Cấu trúc đời sống Chính trị trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn Vì văn hoá bao trùm tất cả các mặt của đời sống, nên rất tự nhiên, chúng ta có thể nói về văn hoá của các mặt riêng biệt của cuộc sống. Tuy nhiên, tầm quan trọng của các mặt riêng biệt của đời sống không giống nhau. Lĩnh vực chính trị, chẳng hạn, đóng vai trò đặc biệt lớn, nếu như không muốn nói là lớn nhất, trong đời sống xã hội. Chính vì lẽ đó, những học thuyết có nhiều ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại, như học thuyết của Không Tử hay của Marx đều thực chất là những học thuyết chính trị. Và đó cũng chính là lý do khiến tôi muốn dành toàn bộ phần hai của cuốn sách này cho văn hoá chính trị. Nhưng trước khi bàn về văn hoá chính trị, phải bàn về chính trị. Việc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Nhiều khi người ta nhầm nó với triết học. Nhiều khi lại được hiểu là những chính sách của chính phủ. Thậm chí có lúc người ta đồng nhất nó với những thủ đoạn, thường là không chính đáng, để tranh giành quyền lực. Nhưng một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý. Chính trị, theo chúng tôi, là một loại nghề nghiệp đặc biệt, một loại hoạt động đặc biệt để tập hợp nhân dân hay cộng đồng, nhằm giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quá trình sống và phát triển của nhân dân hay cộng đồng ấy. Trong một cộng đồng, mỗi cá nhân, tầng lớp hay giai cấp đều có những xu hướng hoặc đòi hỏi chính trị của mình với sự khác nhau nhất định. Nguồn gốc của chính trị chính là tính khuynh hướng về nhận thức của các thành viên và lực lượng trong xã hội - tính khuynh hướng phong phú và tự nhiên như tính phong phú và tự nhiên của cuộc sống. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng các khuynh hướng nhận thức chỉ trở thành chính trị khi nó phát triển đến một trình độ nhất, khi tư duy mang tính định hướng đã trở nên chuyên nghiệp ở mức