Ở phần này của cuốn sách sẽ chuyển sang một nỗ lực có tính chất khơi mở để áp dụng vào chính trị Mỹ lý thuyết tính cách đã phát triển trong phần trước. Song, trước hết cần chỉ rõ các vấn đề và hạn chế của kiểu tiếp cận chính trị này. Chính đề chung của tôi là tính cách nội tại định hướng đã có chiều hướng và vẫn đang có chiều hướng thể hiện mình trong chính trị theo kiểu “người giáo huấn” (moralizer), trong khi tính cách kiểu ngoại tại định hướng thường thể hiện mình về mặt chính trị theo kiểu một “người dự đoán nội tình” (inside-dopester). Các kiểu này cũng gắn liền với một chuyển biến trong tâm trạng chính trị từ “phẫn nộ” sang “khoan dung”, và một thay đổi trong quyết định chính trị từ sự thống trị của một giai cấp cầm quyền sang sự phân tán quyền lực giữa nhiều nhóm áp lực nhỏ đang cạnh tranh. Một số dịch chuyển này có thể nằm trong các yếu tố nguyên nhân của sự xuất hiện kiểu ngoại tại định hướng. | PHẦN II: CHÍNH TRỊ Ebook miễn phí tại : CHƯƠNG VIII Các phong cách chính trị kiểu truyền thống định hướng, nội tại định hướng, và ngoại tại định hướng: người dửng dưng, người giáo huấn, người dự đoán nội tình Có những nước người dân chỉ chấp nhận với chút khó chịu các quyền chính trị do luật pháp đem lại. Làm cho ông ta quan tâm đến những lợi ích chung tưởng đâu như là lấy cắp thời giờ của ông ta vậy Trái lại, khi mà người Mỹ bị buộc phải lo cho riêng công việc của chính mình thôi, khi đó tưởng như nửa cuộc đời họ bị cướp đoạt mất. Người dân Mỹ khi đó sẽ cảm thấy một sự trống rỗng mênh mông trong cuộc đời mình, và họ sẽ đau khổ không sao tưởng tượng nổi. Tocqueville, Nền dân trị Mỹ[196] Ở phần này của cuốn sách tôi sẽ chuyển sang một nỗ lực có tính chất khơi mở để áp dụng vào chính trị Mỹ lý thuyết tính cách đã phát triển trong phần trước. Song, trước hết cần chỉ rõ các vấn đề và hạn chế của kiểu tiếp cận chính trị này. Chính đề chung của tôi là tính cách nội tại định hướng đã có chiều hướng và vẫn đang có chiều hướng thể hiện mình trong chính trị theo kiểu “người giáo huấn” (moralizer), trong khi tính cách kiểu ngoại tại định hướng thường thể hiện mình về mặt chính trị theo kiểu một “người dự đoán nội tình” (inside-dopester). Các kiểu này cũng gắn liền với một chuyển biến trong tâm trạng chính trị từ “phẫn nộ” sang “khoan dung”, và một thay đổi trong quyết định chính trị từ sự thống trị của một giai cấp cầm quyền sang sự phân tán quyền lực giữa nhiều nhóm áp lực nhỏ đang cạnh tranh. Một số dịch chuyển này có thể nằm trong các yếu tố nguyên nhân của sự xuất hiện kiểu ngoại tại định hướng. Nói như vậy, tôi phải tức thì đưa ra một số sự dè dặt. Một lần nữa, tôi kêu gọi bạn đọc chú ý đến các hạn chế của tầng lớp xã hội và khu vực giới hạn bức tranh tính cách ở Mỹ mà tôi đã giới thiệu. Hơn nữa, như tôi cũng đã nói, con người thực tế là các kiểu pha trộn, phức tạp và đa dạng - những thứ mảnh vụn và miếng vá - hơn bất kỳ sơ đồ nào có thể bao quát. .