Sinh lý tim

Tài liệu "Sinh lý tim" dưới đây sẽ giúp các bạn nắm được: Cấu tạo của tim, sự co bóp tống máu của tim, sự co bóp tống máu của tim, mạch máu nuôi dưỡng tim,.! | Sinh lý tim 1. Tim có vai trò gì? Các tế bào của các mô (cơ quan) luôn cần O2 và các chất dinh dưỡng trong máu để sử dụng cho các hoạt động chức năng của mình, mặt khác thải CO2 và chất thải vào máu để đưa đến phổi hay thận để thải ra ngoài. Quả tim của chúng ta chính là một cái máy bơm để bơm máu đi khắp cơ thể, đến tất cả các mô, đem theo O2 và dưỡng chất cần thiết cho tế bào. 2. Cấu tạo của tim Tim gồm 2 nửa: tim trái và tim phải. Tim trái và tim phải đều gồm 2 phần nhỏ. Phần trên là “tâm nhĩ”, phần dưới là “tâm thất”. Tim phải gồm tâm nhĩ phải và tâm thất phải, ngăn cách bởi van nhĩ – thất (van ba lá). Ngăn cách giữa tâm thất phải và động mạch phổi là van động mạch phổi. Tim trái cũng gần tương tự, trên là nhĩ trái dưới là thất trái, ngăn cách bởi van nhĩ – thất (van hai lá) và van động mạch chủ ngăn cách tâm thất trái và động mạch chủ. 3. Sự co bóp tống máu của tim Tâm nhĩ phải nhận máu (giàu CO2) từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ về. Khi đó máu chứa đầy trong nhĩ phải làm áp lực tâm nhĩ tăng → van nhĩ – thất mở → máu từ tâm nhĩ đổ xuống tâm thất. Khi tâm thất đầy máu van nhĩ – thất sẽ đóng lại, đồng thời van động mạch phổi mở ra → máu được tống từ thất phải vào động mạch phổi. Tại phổi sẽ diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và phổi. CO2 từ máu sẽ vào phổi để tống ra ngoài (thông qua động tác thở ra), O2 (từ việc hít vào) sẽ vào máu làm máu giàu O2 → máu này sẽ được đưa tới các tĩnh mạch phổi để về tim trái. Tâm nhĩ trái được nhận máu giàu O2 từ 4 tĩnh mạch phổi đổ về làm áp lực tâm nhĩ tăng → van nhĩ – thất mở làm máu được đổ xuống thất trái. Khi thất trái đầy máu, van nhĩ – thất sẽ đóng lại, đồng thời van động mạch chủ mở ra để thất trái co bóp đẩy máu vào động mạch chủ → đi theo các đường mạch máu lớn → cung cấp máu giàu O2, dưỡng chất cho tất cả các mô trong cơ thể: não, gan, dạ dày, ruột, 4. Hệ thống dẫn truyền của tim Ở các chuyên đề trước ta đã biết sự co cơ xảy ra khi có sự kích thích từ điện thế hoạt động. Cũng vậy, tim có thể co bóp để đổ máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất, hay tống máu từ tâm thất vào động mạch là nhờ một hệ thống phát và dẫn truyền các xung điện tim (có bản chất là điện thế hoạt động) một cách tự động và nhịp nhàng đến các tế bào cơ tim làm chúng co bóp để đẩy máu đi, hệ thống này gồm: Nút xoang, nút nhĩ – thất, bó His và các sợi Purkinjur. Quá trình dẫn truyền xung điện tim diễn ra như sau. 1. Nút xoang (ở tâm nhĩ phải, gần tĩnh mạch chủ trên) tự phát các xung điện tim lan truyền đến các tế bào ở tâm nhĩ phải, rồi sang tâm nhĩ trái làm hai tâm nhĩ co bóp → đẩy máu xuống hai tâm thất 2. Tiếp theo các xung điện tim đến nút nhĩ thất (ở tâm nhĩ trái, gần vách nhĩ-thất). 3. Từ nút nhĩ thất, các xung điện tim tiếp tục xuống bó His, đi theo nhánh phải và nhánh trái của bó His xuống đến các sợi Purkinjur ở 2 tâm thất. 4. Từ các sợi Purkinjur, xung điện tim đi vào các tế bào ở 2 tâm thất làm tâm thất co bóp → tống máu vào động mạch chủ và động mạch phổi. 5. Mạch máu nuôi dưỡng tim Để thực hiện chức năng của mình tim cần có các mạch máu nuôi dưỡng chính nó, đó là các động – tĩnh mạch vành. Sự tổn thương đến động mạch vành rất nguy hiểm vì sẽ làm tổn thương đến các tế bào cơ tim, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng gửi về gmail: Sharringkienthucy@ Sự góp ý của quý bạn đọc gần xa sẽ giúp các chuyên đề của chúng tôi ở những lần sau được hoàn chỉnh hơn . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Link google drive các chuyên đề sinh lý

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.