Tham khảo tài liệu giải bài tập 1,2 bài Tây Âu môn Lịch sử 12 sẽ giúp các em nhanh chóng nắm được kiến thức của bài học, cũng như biết cách vận dụng để giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa. . | A. Tóm tắt lý thuyết về Tây Âu SGK Lịch sử 12 I. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950 1. Về kinh tế – Sau chiến tranh thế giới thứ hai Tây Âu bị tổn thất nặng, nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá nên sản xuất bị suy giảm. – Với sự cố gắng và nhận viện trợ Mỹ qua “Kế hoạch Mác san”, nên kinh tế phục hồi và lệ thuộc Mỹ. 2. Về chính trị – Ưu tiên hàng đầu là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mỹ đồng thời tìm cách trở lại thuộc địa của mình. – Từ 1945 – 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành. Thí dụ: + GCTS gạt những người công sản ra khỏi chính phủ – Pháp, Anh, Ý. + Tây Âu gia nhập khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO – do Mỹ đứng đầu. + Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã lai; Hà lan trở lại In đô nê xi a. II. TÂY ÂU TỪ 1950 ĐẾN NĂM 1973 1. Về đối nội a. Kinh tế – Từ 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. (Đức trở thành cường quôc công nghiệp thứ ba thế giới, Anh thứ tư và Pháp thứ năm) – Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới với trình độ khoa học kỹ thuật cao. Nguyên nhân + Sự nỗ lực của nhân dân lao động. + Áp dụng thành công những thành tựu KH-KT để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. + Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả. + Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC b. Chính trị 1950 – 1973 tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời có nhiều biến động chính trị (Pháp: từ 1946 – 1958 có 25 lần thay đổi nội các) 2. Về đối ngoại Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ( Anh, Đức, Ý