Giải bài Phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1925 đến năm 1930 SGK Lịch sử 12

Tài liệu giải bài tập 1,2 trang 89 SGK sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức của bài học Phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1925 đến năm 1930. Đồng thời, với các định hướng gợi ý giải bài tập đi kèm sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. | A. Tóm tắt lý thuyết về Phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1925 đến năm 1930 SGK Lịch sử 12 I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG 1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên a. Sự thành lập – Năm 1924 tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp  huấn luyện, đào tạo cán bộ thành các chiến sĩ cách mạng, bí mật đưa về nước “truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”, gửi người  học tại trường Đại học phương Đông ở Mát xcơ va (Liên Xô) và trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). – Chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn. (2/1925)(Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng phong, Lưu Quốc Long, Lâm Đức Thụ ) – 6/1925, lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm “tổ chức và lãnh đạo quần  chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc  chủ nghĩa Pháp và tay sai để  tự cứu lấy mình”. – Cơ quan cao nhất là Tổng bộ (Nguyễn Ái Quốc,Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn), đặt tại Quảng Châu -TQ b. Hoạt động – Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ (Nguyễn Ai Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn). Trụ sở đặt tại Quảng Châu. – Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ai Quốc sáng lập (21/6/1925). – Tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927) đã trang bị lý luận  luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân. – Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước: các kỳ bộ Trung, Bắc, Nam. Năm 1928 Hội có gần 300 hội viên, đến 1929 có khoảng 1700  hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan). – 09/07/1925, Nguyễn Ái Quốc  và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indonesia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. – 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị (bãi

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.