Đề tài: Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề Điện tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa theo hướng chuẩn hoá

Mục tiêu của đề tài là đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề Điện theo hướng chuẩn hoá, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề Điện tại Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa. ! | Với chức năng và nhiệm vụ được giao, xác định rõ tầm quan trọng của công tác quản lý nâng cao chất lượng đào tạo, cấp Ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã từng bước hình thành xây dựng quy chế quản lý giáo viên, quy chế HSSV nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Quản lý ĐNGV dạy nghề đã được tiến hành trên nhiều mặt: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đưa vào nghị quyết của Đảng bộ trường, bổ sung vào nội quy, quy chế nhà trường, tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của ĐNGV Việc xây dựng quy chế và quản lý dựa trên Điều lệ trường CĐN Công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt, hệ thống các văn bản của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB&XH. Mục đích đưa các hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà trường theo một hệ thống, để GV phát huy được năng lực của mình trong hoạt động giáo dục đào tạo. Công tác quản lý còn được thể hiện thông qua kiểm tra đánh giá, có khen chê kịp thời đúng mức, đồng thời chỉ ra phương pháp điều chỉnh, uốn nắn những sai sót lệch lạc trong hoạt động giáo dục đào tạo của GV, thường xuyên bổ sung hoàn thiện các quy chế nội bộ trong nhà trường, có chính sách đãi ngộ hợp lý, xem lao động và đãi ngộ là hai mặt của một chính sách, đây là mối quan hệ nhân quả, chúng vừa là động cơ vừa là mục đích của sự phát triển nhà trường.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.