Giải bài Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) SGK Lịch sử 11

Tài liệu giải chi tiết các bài tập trang 68 mà gửi tới các em dưới đây sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập về Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Cùng tham khảo để ôn tập lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và nâng cao tư duy thông qua việc tham khảo tài liệu. | A. Tóm tắt lý thuyết về Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) SGK Lịch sử 11 1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923. * Hoàn cảnh lịch sử: – Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức là nước bại trận ,bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. – Mâu thuẫn xã hội gay gắt . – Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản (Cộng hòa Vaima). – Tháng 6/1919 hòa ước Véc-xai được ký kết. Nước Đức phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề, trở nên kiệt quệ và rối loạn chưa từng thấy. + Với hòa ước Véc-xai, nước Đức mất hết 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. + Đức phải bồi thường một khoản chiến phí là 100 tỷ mác. + Đồng Mác sụt giá nghiêm trọng. Năm 1914, 1 đô la Mĩ tương đương 4,2 mác; tháng 9/1923: 1 đô la tương đương mác. + Đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động khốn quẫn. Phong trào cách mạng bùng nổ và ngày càng dâng cao những năm 1918- 1923 * Diễn biến : – Từ 1919 – 1923 phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức. – Đỉnh cao : nổi dậy của công nhân Ba-vi-e (4-1949), thành lập Cộng Hoà Ba-vi-e – Từ 10/1923 cao trào cách mạng tạm lắng do sự đàn áp của chính quyền tư sản. 2. Những năm ổn định tạm thời (1924 – 1929) Từ cuối năm 1923 kinh tế, chính trị, xã hội Đức ổn định. *Về kinh tế: + Từ năm 1925, sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh và đến năm 1929 đã vượt qua Anh, Pháp, đứng đầu châu Âu. + Quá trình tập trung sản xuất diễn ra mạnh, các tập đoàn tư bản lớn xuất hiện , thâu tóm các ngành kinh tế chính . Giai cấp tư sản Đức đã sử dụng những khoản tiền vay của Mĩ, Anh thông qua các kế hoạch Đao-ét (1924) và Yơng (1929) để ổn định tài chính, khôi phục công nghiệp và nâng cao năng lực sản xuất. Thực chất của các kế hoạch này là dọn đường cho tư bản nước ngoài, nhất là tư bản Mĩ, có thể đầu

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.