Bài viết trình bày đánh giá của học sinh về tình hình bạo lực trong trường THPT Lê Viêt Thuật và vai trò của nhóm không chính thức đối với hành vi bạo lực của các thành viên. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực của học sinh Trung học phổ thông n ThS. Ông Thị Mai Thương Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh Hiện tượng bạo lực giữa các học sinh trong trường học đã và đang là vấn đề nóng ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã công bố số lượng các vụ đánh nhau gây thương tích giữa các học sinh tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ hiện tượng bạo lực trong học đường đang là một vấn nạn của xã hội. Hành vi bạo lực của học sinh THPT xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứu của chính tác giả thực hiện năm 2012 với đề tài “Tác động của các nhóm xã hội không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT (nghiên cứu trường hợp Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An)”, từ đó tập trung phân tích cung cấp thêm thông tin thực nghiệm về cơ chế tác động, ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi gây hấn của học sinh dưới góc độ Xã hội học. Khái niệm nhóm không chính thức được hiểu là nhóm được hình thành trên cơ sở các quan hệ không chính thức (các quan hệ tình cảm tâm lý) nhằm thỏa mãn các nhu cầu nào đó của các thành viên, chẳng hạn: nhóm bạn bè, nhóm yêu thể thao, du lịch. Trong bài viết này, nhóm không chính thức được xác định là nhóm bạn bè của học sinh THPT. SỐ 6/2016 Ở nghiên cứu này, việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được trình bày theo hình thức xen kẽ, bổ sung lẫn nhau. Với góc độ tìm hiểu các học sinh là chủ thể gây ra hành vi bạo lực với những đặc điểm tâm sinh lý chưa phát triển toàn diện nên đòi hỏi người nghiên cứu phải có phương pháp phù hợp. Do đó, tác giả lựa chọn cách tiếp cận định tính là phương pháp chính để nhằm tìm hiểu những suy nghĩ của các học sinh có hành vi đánh nhau, sự ảnh hưởng của nhóm đến hành vi bạo lực thể chất của các học sinh. Bởi lẽ, tác giả xác định rằng chỉ có thông qua việc nói chuyện thân thiện, tiếp xúc lâu dài với các em, trở .