Để phục vụ cho công tác giảng dạy và làm bài thi tốt mời thầy cô và các bạn học sinh Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10 năm 2016 của trường THPT Trường Chinh kèm theo đáp án. | SỞ GD – ĐT NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KÌ II - KHỐI 10 TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH NĂM HỌC: 2015 - 2016 Tổ: Sử - Địa - GDCD Môn: Lịch Sử: Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI (Đề kiểm tra có 1 trang) Câu 1 (3 điểm) Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm những gì để phát triển nông nghiệp trong các thế kỉ X đến XV? Câu 2 (4 điểm) Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí (1075-1077) diễn ra như thế nào? Theo em cuộc kháng chiến này có những nét độc đáo gì? Câu 3 (3 điểm) Hãy nêu các thành tựu văn hoá tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX. SỞ GD – ĐT NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KÌ II - KHỐI 10 TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH NĂM HỌC: 2015 - 2016 Tổ: Sử - Địa - GDCD Môn: Lịch Sử: Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Câu 1 (3 điểm) Câu 2 (4 điểm) Câu 3 (3 điểm) Nội dung Nhà nước khuyến khích nông nghiệp: - Vua có lệ cày ruộng tịch điền mở đầu mùa vụ trong năm - Chú ý, chăm lo các công trình thuỷ lợi, hệ thống đê điều - Ban hành các chính sách bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chính sách quân điền Nhân dân: - Khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt - Tích cực tham gia tu bổ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đê điều - Cần cù chịu khó chăm sóc ruộng đồng được cấp theo chế độ quân điền để nâng cao năng suất và sản lượng phục vụ cuộc sống. - Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược. - Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến. + Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc. Năm 1075 quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống (Châu Khâm, Châu Liên, Ung Châu), sau đó rút về phòng thủ. + Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc. Năm 1077, 30 vạn quân Tống bị đánh bại bên bờ bắc của sông Như Nguyệt, ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh. * Nét độc đáo của cuộc kháng chiến : - Nghệ .