Bản tóm tắt luận văn thạc sĩ trình bày những vấn đề lý luận về Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần, thực trạng công tác cá nhân đối với người tâm thần và ứng dụng mô hình quản lý từ thực tiễn tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ VĂN TUẤN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2017 1 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Khắc Bình Phản biện 1: . Lê Thị Hoài Thu Khoa Luật: Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: . Nguyễn Đức Sơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội hồi 13 giờ 00 ngày 13 tháng 5 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, các rối loạn tâm thần có tỷ lệ rất cao ở tất cả các nước trên thế giới, tạo thành một gánh nặng không những về kinh phí mà cả về tâm lý- xã hội. Trên thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới, người bị tâm thần phân liệt chiếm khoảng 1% dân số; động kinh từ 3 – 5% dân số; trầm cảm: 1 – 3% dân số - đối tượng này ngày càng tăng, diễn biến tâm lý rất phức tạp và có thể dẫn đến tự tử; khoảng 1 triệu người tự tử mỗi năm do chứng rối loạn tâm thần. Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người bị mắc các bệnh về tâm thần ở Việt Nam hiện nay là rất lớn, ước tính chiểm khoảng 10% dân số, tương đương gần 10 triệu người. Trong đó số người tâm thần nặng, có hành vi nguy hiểm cho gia đình và cộng đồng khoảng 200 ngàn người, đặc biệt số người tâm thần ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở trong các thành phố, đô thị lớn. Trong khi đó mạng lưới cơ sở phòng và điều trị, bảo trợ xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Tại tỉnh Nam Định, theo số liệu Báo cáo của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2016, tại tỉnh Nam Định có .