Mục đích của bài tiểu luận: "Mối quan hệ giữa chi tiêu công và nghèo đói bằng chứng thực nghiệm và giải pháp ở Việt Nam" là để phân tích các mối quan hệ lâu dài giữa chi tiêu của chính phủ và sự thiếu hụt của các biến điều khiển đầu tư tư nhân, tỉ lệ nhập học và trì hoãn của trường trung học. ! | 1. Hướng chi tiêu công vào những loại dịch vụ công thiết yếu nhất của xã hội nhằm tạo cơ hội lớn hơn cho người nghèo trong hưởng thụ các dịch vụ này. Chính phủ nên hỗ trợ ngân sách ở mức tối đa cho việc cung cấp các dịch vụ giáo dục tiểu học và chăm sóc sức khoẻ ban đầu - là những dịch vụ thiết yếu cho tất cả mọi người - để tăng cơ hội hưởng thụ của người nghèo. Ở Việt Nam, mục tiêu chi ngân sách cho giáo dục và y tế cũng được coi trọng, chẳng hạn Chính phủ dự kiến duy trì ngân sách chi cho giáo dục ở mức 20% tổng chi ngân sách và tăng tỷ trọng chi cho y tế trong tổng chi NSNN từ 5% hiện nay lên 12% vào năm 2015. Điều này là cần thiết để bảo đảm có đủ kinh phí thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Chẳng hạn, theo chủ trương của Chính phủ về việc trợ cấp tài chính cho khám chữa bệnh đối với người nghèo và hỗ trợ một phần cho người cận nghèo, ước tính, diện bao phủ của chính sách BHYT miễn phí cho người nghèo năm 2008 là khoảng 27 triệu người, nếu tính cả số người cận nghèo dự kiến được trợ cấp 50% mệnh giá BHYT thì số người được nhận trợ cấp lên đến 41 triệu người. Để trợ cấp được toàn bộ số đối tượng nói trên, dự kiến NSNN phải chi 6,6 ngàn tỷ đồng/năm, gấp hơn 2 lần số chi thực tế từ NSNN thông qua BHYT hiện nay.