Đánh giá văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Bài viết của Đỗ Tiến Long trình bày bản chất của văn hóa doanh nghiệp và kết quả áp dụng phương pháp đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại một doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Từ kết quả đánh giá, nghiên cứu đề xuất một số bài học về phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, là tiền đề cho các đánh giá sâu rộng trên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) 22-30 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Đỗ Tiến Long* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 17 tháng 4 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 01 năm 2015; chấp nhận đăng ngày 26 tháng 3 năm 2015 Tóm tắt: Văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp là biện pháp giúp các nhà nghiên cứu cũng như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống tổ chức, thực thi chiến lược và sự cam kết của đội ngũ nhân viên với các chính sách và triết lý quản lý, từ đó đưa ra những điều chỉnh nhằm củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bài viết này trình bày bản chất của văn hóa doanh nghiệp và kết quả áp dụng phương pháp đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại một doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Từ kết quả đánh giá, nghiên cứu đề xuất một số bài học về phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, là tiền đề cho các đánh giá sâu rộng trên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, văn hóa doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh. 1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ∗ nước tồn tại về mặt pháp lý là doanh nghiệp, chiếm phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các DNNVV. Các doanh nghiệp này đóng góp 1/3 tổng thu nhập quốc dân hàng năm và thu hút 77% lực lượng lao động [1]. Điều đó cho thấy các DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, song lại đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ để tồn tại và phát triển. Cũng theo số liệu thống kê năm 2012, chỉ có doanh nghiệp đang hoạt động, và có đến gần doanh nghiệp đã phải giải thể, tạm ngừng hoạt động hoặc không thể xác minh được. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2012 về các nguyên nhân chính khiến doanh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.