Bản tin chính sách Tài nguyên - Môi trường - Phát triển bền vững: Tội phạm về môi trường

Bản tin chính sách Tài nguyên - Môi trường - Phát triển bền vững: Tội phạm về môi trường phân tích và kiến nghị một số khía cạnh quan trọng về chính sách, pháp luật hướng đến đảm bảo quyền tiếp cận môi trường công bằng, bình đẳng và an toàn cho mọi người dân. | Bản tin CHÍNH SÁCH ISSN 0866 - 7810 Tài nguyên • Môi trường • Phát triển bền vững TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Số 19 Quý III/2015 TỘI PHẠM về MÔI TRƯỜNG 03 Khái niệm và phân loại các loại hình tội phạm môi trường 15 Xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại về môi trường 08 Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân 17 12 Cấu thành tội phạm của các tội phạm về môi trường Đề xuất sửa đổi một số quy định về tội phạm môi trường trong bộ luật hình sự 22 Nguy cơ bỏ lọt tội phạm về động vật hoang dã Lời giới thiệu Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang đi vào quỹ đạo chung của xu hướng phát triển toàn cầu, theo đó các yếu tố thị trường đóng vai trò quan trọng và chi phối lên nhiều mặt của đời sống xã hội. Những mặt trái của khai thác tài nguyên, chiếm dụng môi trường phục vụ mục đích phát triển kinh tế đang ngày càng bộc lộ rõ nét. Ảnh hưởng của ô nhiễm và suy thoái môi trường trở thành gánh nặng đối với xã hội, đặc biệt là các cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh các điểm nóng phát triển. Theo thống kê, quy mô, tính chất và số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không ngừng gia tăng trong những năm qua. Trong năm 2013, chỉ riêng lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49) đã phát hiện vụ vi phạm, tăng 34% so với năm 2012. Trong hàng loạt các vụ việc vi phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như Vedan (2009), Nicotex Thanh Thái (2013) hay Hào Dương (2013), vấn đề xử lý hình sự đều được đặt ra, tuy nhiên kết quả chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính vì chưa đủ căn cứ xử lý hình sự. Bên cạnh đó, việc bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân của ô nhiễm môi trường, một hình thức của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, cũng gần như không thể thực hiện trên thực tế do gánh nặng nghĩa vụ chứng minh. Theo nghiên cứu của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện năm 2014, việc bồi thường thiệt hại chỉ được thực hiện thông qua thỏa thuận và chỉ dừng lại ở việc bồi thường .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.