Nội dung của dự thảo tóm tắt trình bày tổng quan về dự án "Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long" (MD-ICRSL), tóm tắt đánh giá môi trường của các TDA năm đầu và tác động của từng TDA. | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI DỰ ÁN: CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MD-ICRSL) DỰ THẢO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ESIA) CỦA CÁC TIỂU DỰ ÁN NĂM ĐẦU , tháng 01/2016 1 I. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN . Tổng quan về dự án 1. Đồng bằng sông Cửu Long (có diện tích khoảng km2) nằm ở phần cuối cùng của sông Mê Công và phía Tây, Tây Nam và Nam giáp biển (đường bờ biển dài 700 km) là một khu kinh tế và sinh thái quan trọng của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 1 thành phố (TP Cần Thơ) và 12 tỉnh với dân số khoảng 17,5 triệu người vào năm 2014 (chiếm 19,8% dân số cả nước) bao gồm người Kinh (90%), Khmer (6%), Hoa (2%) và người Chăm. ĐBSCL là khu vực cho sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản, và nuôi tôm chính của cả nước tuy nhiên gần một nửa diện tích của vùng bị ngập khoảng 3-4 tháng mỗi năm và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Tuy nhiên, nguồn nước và phù sa cũng như biến đổi khí hậu (BĐKH) là những yếu tố quan trọng đối với phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL. Do địa hình thấp nên ĐBSCL được coi là một khu vực có nguy cơ bị tác động mạnh do BĐKH và nước biển dâng. 2. Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN& PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN & MT) đã chuẩn bị một dự án đầu tư có tên là Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (MD-ICRSL hay còn gọi là Dự án), với mục tiêu tăng cường năng lực quản lý và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc cải thiện quy hoạch, thúc đẩy sinh kế bền vững, và xây dựng hạ tầng thích ứng với BĐKH tại các tỉnh được lựa chọn ở ĐBSCL. Các hoạt động của dự án sẽ bao gồm một số khoản đầu tư cơ sở hạ tầng thuỷ lợi cũng các hoạt động phi công trình và hỗ trợ kỹ thuật và sẽ được thực hiện thông qua 5 hợp phần: (1) Hiện đại hóa hệ thống đo đạc, phân tích và thể chế; (2) Quản lý lũ ở vùng thượng nguồn; (3) Thích ứng với chuyển