Tài liệu trình bày khái niệm về môi trường và làm rõ hình thức quản lý nhà nước về môi trường, khái quát về phân công quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phân công quản lý nhà nước về môi trường tại một số nước trên thế giới và quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam. | QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1. Giới thiệu “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.1 Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc Như vậy có thể nhận thấy rằng Quản lý Nhà nước về môi trường xét về bản chất khác với những hình thức quản lý khác như: Quản lý môi trường do các tổ chức phi chính phủ đảm nhiệm; Quản lý môi trường dựa trên cơ sở cộng đồng; quản lý môi trường có sự tham gia ., Hình thức quản lý Nhà nước về môi trường chủ yếu là điều hành và kiểm soát. Bên cạnh phải đối mặt với những vấn đề môi trường toàn cầu thì Việt Nam cũng đang gặp khó khăn trong việc giải quyết và thích ứng với những vấn đề môi trường nội tại như: Tác động của biến đổi khí hậu; suy thoái và ô nhiễm các thành môi trường đất, nước, không khí; suy giảm đa dạng sinh học; suy giảm chất lượng môi trường sống của cộng đồng. Từ thực tiễn nêu trên, khi tìm hiểu về tình hình nghiên cứu vấn đề pháp lý của đề tài, có thể nhận thấy đây là một lĩnh vực đã được các học giả và các nhà khoa học nghiên cứu. Song các kết quả còn chưa phong phú. Vì vậy, đề tài “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường trên thế giới và ở Việt Nam” đã được thực hiện với những mục tiêu sau đây: Tìm hiểu về phân công quản lý trong lĩnh vực môi trường Tìm hiểu về phân công quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam Phân tích những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam và giải pháp kiến nghị. 2. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề tài sử dụng nhiều phương pháp có tính chọn lọc để phù hợp với phạm vi cũng như nội dung .