Bài viết trình bày định nghĩa công nghiệp văn hóa, các hợp phần và đặc trưng của công nghiệp văn hóa, trường hợp của holloywood, thực trạng công nghiệp văn hóa ở Việt Nam và việc đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu sâu rộng trong tương lai về chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam. | Văn hóa & Nguồn lực Số 7 (3/2016) CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA: NHỮNG GÌ CÓ THỂ VÀ KHÔNG THỂ DỊCH CHUYỂN Trương Thị Kim Chuyên Châu Ngọc Thái, Hồ Kim Thi Tóm tắt Công nghiệp văn hóa (CNVH)ngày nay đãphát triển theo hướng cụm ngành (clusters), nhưng khác với các ngành công nghiệp khác, các sản phẩm của CNVHchủ yếu là sự tích hợp của các hoạt động sáng tạo với đặc điểm không phải tất cả các công đoạn sản xuất đều có thểđược dịch chuyển giữa các quốc gia. Bài viết này dựa trên các nghiên cứu về CNVH với cách tiếp cận địa lý kinh tếđể phân tích những hợp phần có thể dịch chuyển được và không thể dịch chuyển được của ngành CNVHđược minh họa thông qua mô hình Hollywood (trung tâm sản xuất phim toàn cầu của Hoa Kỳ). Các phân tích cho thấy một số hợp phần với các đặc điểm có thể dễ di chuyển, thuê ngoài và làm mới, trong khi một số hợp phần gắn chặt với phạm vi không gian có giới hạn và chỉ có thể tiếp cận được thông qua sự tương tác, cùng với các mối quan hệ có tính văn hoá, xã hội của một địa phương, lại không dịch chuyển được. Đặc biệt khi các kiến thức, các nguồn lực đó gắn chặt với các chủ thể sáng tạo, giới tinh hoa của ngành này. Bên cạnh đó, yếu tố thể chế chính trị cũng đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay cản trở ngành CNVH vươn ra toàn cầu. Cuối cùng bài viết phát thảo những ý tưởng ban đầu cho quá trình xây dựng và phát triển các ngành CNVH ở Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: Công nghiệp, văn hóa, công nghiệp văn hóa, toàn cầu hóa. 1. Công nghiệp Văn hóa là gì? Khái niệm “Công nghiệp Văn hóa” (CNVH) xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ, sau đó được các học giả phương Tây xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn. Những năm cuối thế kỷ 20, khi nền văn hóa đại chúng xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, thì CNVH được nhận thức đầy đủ hơn cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Tháng 4-1998, Hội nghị Thượng đỉnh về hoạt động văn hóa được tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển), thuật ngữ CNVH mới chính thức được công bố và thông qua bởi đại biểu của gần 200