Nội dung bài giảng trình bày định nghĩa về kinh tế thị trường, nguyên nhân nhà nước can thiệp vào thị trường, cách thức xây dựng kinh tế thị trường bền vững, những thay đổi trong vai trò của nhà nước khi nền kinh tế chín muồi, những thay đổi trong nền kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ tại Hàn Quốc, những kết luận sơ bộ và gợi ý cho Việt Nam về kinh tế thị trường. | GS. Jeongho Kim, Trường Chính sách công và Quản lý, Viện Phát triển Hàn Quốc 1 □ Thế nào là kinh tế thị trường? □ Tại sao nhà nước can thiệp vào thị trường? □ Làm thế nào để xây dựng kinh tế thị trường bền vững? □ Những thay đổi trong vai trò của nhà nước khi nền kinh tế chín muồi □ Những thay đổi trong nền kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ tại Hàn Quốc □ Kết luận sơ bộ □ Gợi ý cho Việt Nam 2 Định nghĩa Thị trường - Là tổ chức hoặc thể chế có chức năng điều phối sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ thông qua các giao dịch tự nguyện. Định nghĩa Kinh tế Thị trường - Là nền kinh tế trong đó các quyết định đầu tư, sản xuất và phân phối được dựa trên cung và cầu. - Giá cả hàng hóa và dịch vụ được xác định trong một hệ thống giá cả tự do 3 Cơ chế đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế thị trường? - Mức độ tư lợi “hợp lý” : động lực tìm kiếm lợi nhuận, tối đa hóa lợi ích, tối thiểu hóa chi phí; tất cả các yếu tố này đều làm tăng phúc lợi xã hội! - Cạnh tranh công bằng: đây là yếu tố then chốt làm nên thành công của kinh tế thị trường - Lòng tin (như trong cuốn sách của Fukuyama) và trách nhiệm giải trình - Thượng tôn pháp luật 4 Các hình thức kinh tế thị trường? - Gồm nhiều dạng, từ tự do hoàn toàn (laissez-faire) hoặc các biến thể của thị trường tự do, tới thị trường bị điều tiết và các dạng của chủ nghĩa can thiệp - Kinh tế thị trường có tồn tại dưới dạng thuần nhất không? Không! Tất cả các xã hội và các chính phủ đều điều tiết thị trường ở các cấp độ khác nhau – thông qua kế hoạch kinh tế và các hoạt động do nhà nước trực tiếp tham gia - Kể cả nền kinh tế của Hoa Kỳ cũng là “nền kinh tế hỗn hợp”, khi Chính phủ nước này trợ cấp một số khu vực nhất định của nền kinh tế (. nông nghiệp hoặc R&D) hoặc cung cấp hàng hóa công cộng cho người nghèo (. dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng) 5