Đề tài: Nghiên cứu bào chế màng mỏng chứa acyclovir và clorhexidin kết dính niêm mạc miệng”

Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng được phương pháp định lượng đồng thời acyclovir và clorhexidin trong màng mỏng, bào chế được màng mỏng chứa acyclovir và clorhexidin kết dính niêm mạc miệng bằng phương pháp bốc hơi dung môi, khảo sát ảnh hưởng của tá dược và tỷ lệ dược chất đến khả năng giải phóng dược chất và khả năng kết dính của màng mỏng. | và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu màng mỏng dexamethason kết dính niêm mạc mắt với polyme là chitosan. Màng mỏng được bào chế dưới dạng 1 lớp và 2 lớp. Dexamethason được phân tán đồng nhất vào dung dịch chitosan. Dạng 1 lớp được bào chế bằng cách hòa tan dược chất vào dung dịch chitosan 2% và acid acetic 2% sau đó để khô trong đĩa petri ở nhiệt độ phòng từ 1- 3 ngày cho đến khi màng mỏng hình thành. Màng mỏng 2 lớp được bào chế bằng cách đổ thêm 1 lớp polyme lên trên màng mỏng 1 lớp, tiếp tục sấy khô cho đến khi màng mỏng hình thành. Màng mỏng được nghiên cứu về khả năng hút nước, giải phóng trên invitro, phân tích nhiệt vi sai,. Kết quả nghiên cứu cho thấy: khả năng hút nước tất cả các màng mỏng đều có khả năng hydrat hóa nhanh và cao nhất với màng mỏng chitosan 2 lớp. Dexamethason có bản chất không tan trong nước nên có thể làm giảm liên kết giữa các chuỗi polyme làm tăng khả năng hút nước. Màng mỏng 1 lớp hút nước tới 200% và màng mỏng 2 lớp tới 253% trọng lượng ban đầu, gấp 2 lần màng mỏng không chứa dược chất. Nghiên cứu invitro cho kết quả thời gian giải phóng của màng mỏng dài hơn thuốc nhỏ mắt qui ước với cùng liều dùng. Tỷ lệ giải phóng DC lớn nhất ở màng mỏng 1 lớp. Màng mỏng 2 lớp có khả năng kéo dài giải phóng DC trong nhiều tuần [30].

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.