Luận văn: Khảo sát hiện trạng đa dạng thực vật bậc cao tại khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang

Mục tiêu chính của luận văn là lập bảng danh mục thực vật bậc cao làm cơ sở cho việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và lập bản đồ chuyên đề nhằm cung cấp thông tin về hiện trạng đa dạng cũng như sự phân bố của thực vật bậc cao tại khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. | Ngày nay, vấn đề nghiên cứu và bảo tồn đa dạng thực vật nói riêng và đa dạng sinh học nói chung đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên toàn thế giới như Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), Quỹ quốc tế và bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI), Viện tài nguyên thế giới (Wri), Từ đó, nhiều cuộc hội thảo, tập huấn được tổ chức và nhiều cuốn sách mang tính chỉ dẫn ra đời. Năm 1990, WWF đã cho xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật (The importance ò biological diversity) hay IUCN, UNEP và WWF đã đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation strategy). Năm 1991, Wri, WWF xuất bản cuốn “Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới” (Conservation the World’ biological diversity), hay IUCN,UNEP, WWF xuất bản cuốn “Hãy quan tâm Trái Đất” (Caring for the earth). Năm 1992 – 1995, WCMC (World conservation Monitoring Centre) công bố cuốn sách tổng hợp “Đánh giá đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau của các vùng khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn chúng có hiệu quả hơn (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006).

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.