Quản lý môi trường và vai trò của nhà nước trong quản lý môi trường

Nội dung tài liệu trình bày khái niệm quản lý môi trường, cơ sở quản lý môi trường, cơ sở triết học của quản lý môi trường, con người và xã hội loài người, cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường, cơ sở kinh tế của quản lý môi trường, cơ sở luật pháp cho quản lý môi trường, quản lý nhà nước về môi trường. | QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. Khái niệm quản lý môi trường “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia”. Với nội dung trên quản lý môi trường cần phải hướng tới những mục tiêu cơ bản sau đây: Thứ nhất là phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người. Thứ hai là Phát triển bền vững Kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất và được tuyên bố Johannesburg, Nam phi về phát triển bền vững 26/8-4/9/2002 tái khẳng định. Trong đó với nội dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển Kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Thứ ba làXây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư. Cơ sở Quản lý môi trường Khi xem xét cơ sở cho quản lý môi trường người ta dựa vào bốn yếu tố cơ bản sau đây. Cơ sở triết học của quản lý môi trường Trong triết học người ta bàn nhiều về nguyên lý thống nhất của thế giới vật chất, trong đó sự gắn bó chặt chẽ giữa tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống thống nhất, yếu tố con người giữ vai trò quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống được thực hiện trong các chu trình Sinh Địa Hoá của 5 thành phần cơ bản: Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ dưới tác động của quá trình quang hợp. Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra các chất thải. Sinh vật phân huỷ (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân huỷ các chất thải, chuyển chúng thành các chất vô cơ đơn giản. Con người và xã hội loài người. Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.