Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

Nội dung bài viết trình bày mô hình kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trên các địa bàn chiến lược biên giới với quan điểm hợp tác xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng. | KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG - AN NINH, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA QUỐC TOẢN - MẠNH DŨNG Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển toàn diện đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ biên giới quốc gia; đồng thời, luôn xác định xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng là quan điểm xuyên suốt. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (số 11 và số 12- 2010) sẽ lần lượt đăng chùm bài của đồng tác giả Quốc Toản Mạnh Dũng; trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. I MÔ HÌNH KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG - AN NINH TRÊN CÁC ĐỊA BÀN CHIẾN LƯỢC BIÊN GIỚI Biên giới quốc gia là nơi “ phên dậu” thiêng liêng của đất nước, cùng với đất liền tạo ra môi trưòng sinh tồn và phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam. Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam được xác định bằng điều ước quốc tế đã ký kết (hoặc gia nhập) và do pháp luật Việt Nam quy định, bao gồm cả trên đất liền, biển đảo, vùng trời và dưới lòng đất. Nước ta có đường biên giới đất liền dài km, tiếp giáp với 3 nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia); có bờ biển dài khoảng km, vùng biển rộng trên 1triệu km² với hơn đảo, quần đảo (trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa), tiếp giáp với 8 quốc gia trong khu vực Biển Đông1; 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 227 huyện (101 huyện miền núi, 126 huyện ven biển) gồm xã (408 xã miền núi, 620 xã ven biển) có biên giới quốc gia, khu vực biên giới (KVBG). 1 Gồm: Trung Quốc, Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Brunây, Phi-lip-pin. 1 Với quan điểm hợp tác xây dựng biên giới

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
284    75    3    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.