Tư duy lại sự phát triển của Việt Nam

Nội dung bài viết của Phạm Chi Lan trình bày về nội hàm của đổi mới trong ba mươi năm qua, những yếu tố quyết định thành công trong đổi mới, những thách thức trong thời gian tới và sáu chuyển đổi căn bản cần thực hiện. | TƯ DUY LẠI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM Phạm Chi Lan Điều đáng sợ nhất của chúng ta hiện nay là đứng yên trong khi cả thế giới đang chuyển động, đó là chia sẻ từ một số đồng chí nguyên ủy viên và ủy viên trung ương Đảng khi trao đổi với tôi. Chúng ta không thể đứng yên để giữ ổn định được, bởi đứng yên đồng nghĩa với tụt hậu, mà đã bị tụt hậu thì chúng ta thụt lùi chứ đâu phải đứng yên. Nhìn lại nội hàm của đổi mới trong ba mươi năm qua Đổi mới trong ba mươi năm qua thực chất là đổi mới từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, từ kinh tế một thành phần sang đa thành phần, trong đó khu vực tư nhân là động lực rất mạnh để phát triển; từ kinh tế khép kín sang mở cửa, hội nhập; từ quản lý tập trung sang phân cấp, phân quyền (vừa với hàm nghĩa phân cấp phân quyền để cho người dân được tự do làm những điều luật pháp không cấm, đặc biệt là quyền kinh doanh, vừa là phân cấp phân quyền trong bộ máy nhà nước như giữa trung ương và địa phương). Thực chất của quá trình đổi mới chính là mở rộng quyền và cơ hội lựa chọn trong hoạt động đầu tư và kinh doanh của người dân và điều chỉnh dần vai trò của nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế đổi mới trong thời gian qua mới chủ yếu về kinh tế, trong khi giáo dục, văn hóa, xã hội, chính trị còn ít và chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí cản trở sự phát triển của đất nước. Điển hình như lĩnh vực giáo dục đã góp phần khiến đất nước rơi vào bẫy lao động giá rẻ, không thể thoát khỏi tình trạng sản xuất gia công, nguồn nhân lực có chất lượng luôn bị thiếu thốn bấy lâu nay. Đại hội Đảng lần thứ 11, rồi Đại hội 12 đều nhấn mạnh Chiến lược 10 năm 20112020, trong đó ba đột phá chiến lược là cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực và hạ tầng. Trong ba mục tiêu đó, cải cách thể chế thực sự đến giờ vẫn còn nhiều bế tắc, nên Thủ tướng luôn phải đưa vấn đề này vào chương trình hành động hàng năm, các diễn đàn ở Quốc hội và nhiều nơi khác cũng thường xuyên đề cập đến cải cách thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, và Hội nghị

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
145    376    5    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.