Nghiên cứu một số yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động học tập và định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu về hệ thống thứ bậc động cơ chọn ngành học tại Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, tình hình sinh viên các năm học không muốn gắn bó với ngành học, hứng thú nghiên cứu khoa học, những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên, định hướng việc làm của sinh viên Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh từ đó đưa ra những kết luận và đề nghị. | NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ÐỘNG ÐẾN HOẠT ÐỘNG HỌC TẬP VÀ ÐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ÐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH * . Nguyễn Văn Tài * TS. Nguyễn Ánh Hồng, ThS. Nguyễn Thanh Hằng, ThS. Lê Tuyết Ánh ThS. Kim Thị Dung, CN. Hoàng Công Thảo, CN. Lê Thị Yên Di, CN. Phạm Ngọc 1 Lan MỞ ÐẦU: Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá để đến năm 2020 góp phần đưa đất nước về cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp hoá là một yêu cầu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ÐHQG-HCM) được thành lập theo Nghị định 16/CP, ngày , và sau đó được tổ chức lại theo Quyết định số 15/2001/QÐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Hiện ÐHQG-HCM bao gồm các thành viên: Trường ÐH Bách khoa (ÐHBK), Trường ÐH Khoa học tự nhiên (ÐHKHTN), Trường ÐH Khoa học xã hội và nhân văn (ÐHKHXH&NV), Trường ÐH Quốc tế, Khoa Kinh tế và một số Trung tâm, Viện nghiên cứu khác, Ðây là một trong hai trung tâm đào tạo đại học và sau đại học đa ngành-đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước. Hằng năm số lượng học sinh phổ thông có nguyện vọng thi tuyển vào học trong các trường ÐH thành viên của ÐHQG-HCM rất lớn. Quy mô sinh viên (2002) của ÐHQG-HCM gồm sinh viên chính quy và khoảng sinh viên tại chức, trong đó có khoảng là học viên cao học và nghiên cứu sinh. Mặc dù phải trải qua kỳ thi tuyển sinh đầu vào hết sức gắt gao nhưng tỷ lệ sinh viên (SV) tốt nghiệp từ các trường ÐH thành viên chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 60% 70%. Ðiều này cho thấy sự sàng lọc trong đào tạo là khá cao, nhưng cũng đồng thời phản ảnh một vấn đề: có thể có những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên. Ðể trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự tác động của một số yếu tố kinh tế-xã hội đến hoạt động học tập và định hướng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.