Tổ chức và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học ở Nhật

Nội dung bài viết giới thiệu một số thông tin về tổ chức và quản lý các đề tài nghiên cứu ở Nhật Bản - một cường quốc không chỉ mạnh về kinh tế, mà còn là một cường quốc về khoa học và công nghệ. | Tổ chức và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học ở Nhật Hồ Tú Bảo Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nhật Bản không chỉ là một cường quốc về kinh tế, mà còn là một cường quốc về khoa học và công nghệ. Nói cách khác, kinh tế Nhật Bản mạnh cũng vì có nền khoa học và công nghệ mạnh, và ngược lại. Là một nước không có truyền thống khoa học và công nghệ từ nhiều thế kỷ trước như các nước châu Âu, Nhật Bản đã làm được nhiều điều đáng nể về khoa học và công nghệ trong một thế kỷ vừa qua. Bài viết này nhằm giới thiệu một số thông tin về tổ chức và quản lý các đề tài nghiên cứu ở Nhật Bản. 1. Quản lý đề tài và kinh phí nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản Kinh phí của Nhật Bản dành cho khoa học và công nghệ (KH&CN) trong năm tài chính 2008 (từ 1/4/2008 đến 31/3/2009) là tỷ yên (tương đương tỷ USD, nếu tính 1 USD bằng 110 yên), chiếm 7,55% của tỷ yên (435 tỷ USD) của toàn bộ chi tiêu quốc gia năm 2008. Kinh phí này được phân bổ cho các đề án và chương trình KH&CN do nhiều Bộ và cơ quan quản lý, trong đó MEXT (Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ) nhận tỷ yên ( tỷ USD, 65%), METI (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp) nhận 512,7 tỷ yên ( tỷ USD, 14%), MOD (Bộ Quốc phòng) nhận 184,1 tỷ yên ( tỷ USD, 5%), MHLW (Bộ Y tế, Lao động, và Phúc lợi Xã hội) nhận 136,4 tỷ yên (1,24 tỷ USD, 4%), Việc phân bổ này do MOF (Bộ Tài chính) quyết định, dựa trên đánh giá của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ (SCTP, là tổ chức cố vấn của Hội đồng Chính phủ) về các đề án và chương trình KH&CN do các Bộ đề xuất. Hàng năm, CSTP đánh giá các đề xuất này theo các loại S (xuất sắc), A (rất tốt), B (tốt), và C (cần phản biện lại) [1]. Bảng 1 so sánh kinh phí khoa học và công nghệ của Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản trong năm 2005 [2]. Đây chỉ là một so sánh tương đối, vì một vài số liệu chỉ lấy được từ những năm trước hoặc quan niệm ‘nghiên cứu viên’ của các nước có thể khác nhau. Tuy nhiên, bảng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.