Nội dung bài giảng trình bày khái niệm về phóng sự và các đề tài của phóng sự, đặc trưng của phóng sự, các bước cơ bản, đi lấy tài liệu viết phóng sự, kết cấu (bố cục) của phóng sự và cách viết bài phóng sự. | Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. CÁCH VIẾT BÀI PHÓNG SỰ I. KHÁI NIỆM Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Khái niệm phóng sự do người Anh đưa ra (Feature hoặc Reportage), sau một loạt bài mô tả những đám cháy, lũ lụt, các kỳ họp quốc hội. Người Pháp lại coi phóng sự là điều tra. Người Đức lại quan niệm phóng sự là đưa tin một cách hoàn chỉnh và đầy đủ nhất. Còn người Mỹ thì cho rằng, phóng sự là khả năng diễn tả, tường thuật những kỳ họp, những cuộc tranh luận. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Âm Hán Việt: Phóng là mở rộng, đi sâu vào vấn đề nào đó. Điểm chung của các nước hiện nay trên thế giới là phóng sự phải có sự kiện, có các yếu tố của tin (5W- H), nếu không phóng sự sẽ rỗng tuếch. Do đó, phóng sự trước hết phải có sự kiện, yếu tố của tin tức và được thể hiện bằng bút pháp tường thuật, điều tra. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Có thể thấy, phóng sự là một thể loại báo chí, có nhiệm vụ trước hết là thông tin thời sự về người thật, việc thật trong một quá trình phát triển, đồng thời trả lời những câu hỏi mà hiện thực đề ra, đáp ứng các yêu cầu chung đối với tác phẩm báo chí. Tuy nhiên, tác giả vẫn có thể sử dụng một lối thể hiện kết hợp giữa thông tin thời sự, với bút pháp văn học để nhằm tạo ra giọng điệu phong phú, linh hoạt. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. II. CÁC ĐỀ TÀI CỦA PHÓNG SỰ Nói chung, phóng sự là viết về các đề tài xã hội, viết về những vấn đề thuộc về hoạt động của con người liên quan đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Các đề tài phóng sự thường đề cập .