Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn đối kháng Pseudomonas putida phòng trừ bệnh chết nhanh (Phytophthora capsici) trên cây hồ tiêu

Nội dung bài viết giới thiệu chung về cây hồ tiêu và bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu, vi khuẩn đối kháng Pseudomonas và cơ chế tác động của vi khuẩn đối kháng Pseudomonas trong phòng trừ bệnh chết nhanh và kích thích sinh trưởng phát triển trên cây hồ tiêu, những kết quả nghiên cứu cũng như sản phẩm, hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng. | NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG Pseudomonas putida PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT NHANH (Phytophthora capsici) TRÊN CÂY HỒ TIÊU Trần Thị Thu Hà và cs Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế 1. Giới thiệu Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế lớn ở Việt Nam và là cây gia vị có tính chất thương mại quan trọng nhất trong các loại gia vị mà hiện đang có giá trị để xuất khẩu. Hàng năm, hồ tiêu nước ta chiếm tỷ trọng 30 – 35 % trong tổng giá trị lượng gia vị mua bán trên toàn thế giới. Những năm gần đây, nhiều vườn tiêu nước ta đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một loại bệnh truyền qua đất là bệnh chết nhanh (Nguyễn Vĩnh Trường, 2004; Phạm Ngọc Dung, 2010). Tác nhân chính gây nên bệnh này là loài nấm Phytophthora capsici, đây là một loại bệnh đang được xếp vào hạng nguy hiểm nhất và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất. Bệnh gây hại làm giảm năng suất từ 30 - 70 %, thậm chí lên tới 80 90 % và có thể mất trắng (Ngô Vĩnh Viễn và cs, 2007). Nguyên nhân bệnh gây thiệt hại lớn là do chúng có thể xâm nhập và gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng (Erwin, Robeiro, 1996; Drenth, Sendall, 2004). Để phòng chống các loại bệnh hại này người sản xuất thường phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học để giảm thiệt hại về kinh tế, hậu quả là chi phí đầu tư cho sản xuất nhiều mà hiệu quả phòng trừ thấp lại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người (Nguyễn Kim Vân và cs, 2007). Trước thực trạng đó, biện pháp sinh học đang được xem như một chiến lược có tiềm năng để quản lý Phtophthora capsici trên hồ tiêu (Annadaraj, Sarma, 1995). Biện pháp sinh học thực chất là nghiên cứu sử dụng các vi sinh vật đối kháng (nấm, vi khuẩn) để sản xuất ra chế phẩm sinh học nhằm phòng chống bệnh và góp phần giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe cộng đồng và không gây ô nhiễm môi trường (Tôn Nữ Tuấn Nam, 2005). Pseudomonas là một loài vi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
476    16    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.