Bài viết Nhìn qua các thế hệ của Phạm Hữu Trác trình bày về quan niệm cái nhìn vào biến động của các lớp tuổi qua dòng thời gian có thể hữu ích cho những suy ngẫm về ngày mai. | Nhìn qua các thế hệ Phạm Hữu Trác N hìn vào biến động của các lớp tuổi qua dòng thời gian có thể hữu ích cho những suy gẫm về ngày mai. Đó là chủ đích của bài viết này. Có nhiều cách định nghĩa thế hệ, thế hệ theo biến cố lịch sử, qua các chuyển biến xã hội, qua các lớp tuổi hay theo thứ tự dòng họ. Trong sinh học, thế hệ là thời gian từ khi người mẹ sanh con đầu lòng cho đến khi con gái của bà ta sanh con lần thứ nhất. Theo thống kê ở Mỹ năm 2007 thời gian này là 25,2 năm, ở Anh quốc năm 2004 là 27,4 năm. Nghiên cứu về thế hệ tức là tìm các đặc tính riêng của một lớp tuổi tùy theo hoàn cảnh lịch sử văn minh, xã hội, văn hóa, kinh tế, địa dư, tuy nhiên không phải vì thế mà cá nhân trong thế hệ hoàn toàn đồng nhất. Cũng không có một giới hạn nhất định về thời điểm hay thời gian, mà thường có sự tròng tréo giữa các thế hệ. William Strauss và Neil Hove trong quyển Generations (ISBN 0-68811912-3, 1991) nghiên cứu về dân tộc Anglo-American trong vòng 500 năm, đã căn cứ vào các biến chuyển xã hội, cho rằng các thế hệ vận chuyển theo từng chu kỳ mà ông gọi là saeculum. Mỗi saeculum dài 90 năm gồm có bốn thế hệ, mỗi thế hệ chừng 22 năm. Các thế hệ này chuyển mình tùy theo các khúc quanh văn hóa xã hội (xin xem phụ bản ở cuối bài). Tại Canada, cũng trong năm 1991, Douglas Coupland xuất bản quyển Generation X, Tales For An Accelerated Culture, danh từ thế hệ X, rồi Y, Z được dùng để chỉ các thế hệ đến sau thế hệ baby-boomer. Trong thế kỷ XX, các nhà xã hội học đã phân chia và đặt tên cho các thế hệ, lần lượt như sau:: . . Generation hay Greatest Generation (1901–1924) là thế hệ đã tham dự vào thế chiến thứ hai. . Thế hệ im lặng (1925-1942) cũng gọi là Traditionalist, con đẻ của thời 165 kỳ khủng hoảng kinh tế 1929. . Thế hệ Baby Boom (1943-1960), thời kỳ hậu chiến khi tỷ lệ sinh sản gia tăng, có nhiều biến chuyển xã hội, thế hệ này chối bỏ các giá trị cũ, tái định nghĩa lại giá trị xã hội cổ truyền. . Thế hệ X (1961-1981) cũng gọi là thê hệ 13, hay là thế hệ Baby .