First aid: Sơ cứu chấn thương đầu

Nội dung bài thuyết trình trình bày về chấn thương đầu, những triệu chứng của chấn thương đầu và những bước cần làm khi xảy ra chấn thương đầu: gọi dịch vụ cấp cứu y tế, sơ cứu chấn thương đầu đối với những trường hợp chấn thương đầu nặng. | FIRST AID: SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU Bác sĩ Lương Quốc Chính Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU • Hầu hết chấn thương đầu thường nhẹ mà không cần điều trị nội trú • Tuy nhiên, ngay cả những chấn thương nhẹ có thể gây những triệu chứng mạn tính dai dẳng – Đau đầu – Khó tập trung Thường cần phải xa rời các hoạt động bình thường một thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ mới đảm bảo hồi phục hoàn toàn SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU • Gọi dịch vụ cấp cứu y tế nếu thấy: – Người lớn: • Chảy máu nhiều vùng đầu hoặc mặt • Rỉ máu hoặc dịch từ mũi hoặc tai • Đau đầu nhiều • Thay đổi ý thức trong hơn một vài giây • Xuất hiện vết xanh tím dưới mắt hoặc sau tai (Battle's Sign) • Ngừng thở • Lú lẫn SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU • Gọi dịch vụ cấp cứu y tế nếu thấy: – Người lớn: • Mất thăng bằng • Yếu/liệt một tay hoặc chân • Kích thước đồng tử không đều • Nói lắp • Co giật – Trẻ em • Bất cứ dấu hiệu nào giống người lớn • Khóc dai dẳng • Bỏ bú, bỏ ăn • Thấy khối phồng phía trước đầu trẻ (sơ sinh) • Nôn nhiều lần SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG ĐẦU • Nếu xảy ra chấn thương đầu nặng – Giữ nạn nhân bất động cho tới khi nhân viên y tế tới • Đặt nạn nhân nằm xuống và để yên tĩnh. Nâng đầu và vai hơi cao • Không di chuyển nạn nhân nếu không cần thiết • Tránh cử động cổ nạn nhân. Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm, không tháo bỏ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.